Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
SO2 + H2O → H2SO3 (làm quì tím hóa đỏ)
Dùng SO2 để tẩy trắng màu cho đường
Hấp thụ hết 3,36 lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
\({n_{S{O_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{S{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\)
200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nNaOH = VNaOH×CM = 0,2×2 = 0,4 (mol)
Lập tỉ lệ: \(k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,4}}{{0,15}} = 2,67 > 2\)⟹ Phản ứng chỉ tạo muối Na2SO3. Chỉ có SO2 pư hết, dd NaOH dư. Mọi tính toán theo số mol SO2.
PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(mol) 0,15 → 0,3Dư 0,1 → 0,15
Vậy rắn thu được sau pư gồm: Na2SO3: 0,15 (mol) và NaOH dư: 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol)
⟹ mrắn = mNa2SO3 + mNaOH dư = 0,15.126 + 0,1.40 = 22,9 (g)
Sục 0,125 mol khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chất tan là
250 ml = 0,25 (lít); nNaOH = VNaOH×CM = 0,25×1 = 0,25 (mol)
Lập tỉ lệ \(k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,25}}{{0,125}} = 2\)⟹ phản ứng chỉ tạo muối Na2SO3. Cả SO2 và NaOH đều phản ứng hết.
⟹ dd thu được chỉ chứa chất tan là Na2SO3
Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa:
\({n_{S{O_2}}} = \frac{{12,8}}{{64}} = 0,2\,(mol);\,{n_{NaOH}} = 0,25.1 = 0,25\,(mol)\)
Khi hấp thụ SO2 vào NaOH có thể xảy ra PTHH sau:
SO2 + NaOH → NaHSO3 (1)
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (2)
Ta thấy: \(1 < k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,25}}{{0,2}} = 1,25 < 2\) Do vậy phản ứng xảy ra theo cả (1) và (2).
Dd thu được gồm NaHSO3 và Na2SO3.
Cho 0,448 lít khí SO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối có khối lượng là
Ta có: nSO2 = 0,02 mol; nNaOH = 0,25.0,5 = 0,125 mol
Ta có tỉ lệ k = nNaOH/nSO2 = 0,125 : 0,02 = 6,25 > 2.
Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo PTHH sau:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
⟹ nNa2SO3 = nSO2 = 0,02 mol → mNa2SO3 = 0,02.126 = 2,52 gam
Hòa tan V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được 10,02 gam hỗn hợp hai muối. Tìm giá trị của V
nNaOH = 0,1.1,2 = 0,12 (mol)
Đặt số mol của NaHSO3 và Na2SO3 lần lượt là x và y
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}BTNT{\rm{ Na: x + 2y = 0,12}}\\{\rm{m}}{\,_{muoi}}\, = {\rm{104x + 126y = 10,02}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,06\\y = 0,03\end{array} \right.\)
BTNT S: \({n_{S{O_2}}} = n{\,_{NaHS{O_3}}} + \,n{\,_{N{a_2}S{O_3}}} = 0,06 + 0,03 = 0,09(mol)\)
→ VSO2(đktc) = 0,09×22,4 = 2,016 (l)
Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì S có mức oxi hóa trung gian.
SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2
SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian.
Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
Câu sai là: Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2. SO2 không đẩy được CO2 ra khỏi dung dịch
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng do S sinh ra:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Cho các phương trình hóa học sau
a) SO2 + H2O $\overset {} \leftrightarrows $ H2SO3
b) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
d) SO2 + 2H2S → 3S + H2O
e) 2SO2 + O2 $\overset{{{V}_{2}}{{O}_{5}},{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$ 2SO3
Những phản ứng SO2 đóng vai trò chất khử là
Những phản ứng SO2 đóng vai trò chất khử là
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
e) 2SO2 + O2 $\overset{{{V}_{2}}{{O}_{5}},{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$ 2SO3
Vì $\mathop S\limits^{ + 4} $ cho 2e để tạo thành $\mathop S\limits^{ + 6} $
Cho các sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO2 + HCl → khí X; (2) FeS + HCl → khí Y; (3) Na2SO3 + HCl → khí Z; (4) NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí G. Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là
(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 (X) + 2H2O
(2) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (Y)
(3) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 (Z) + H2O
(4) NH4HCO3 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + NH3 (G) + 2H2O
=> những khí tác dụng được với NaOH là: Cl2 (X), H2S (Y), SO2 (Z)
Khí CO2 có lẫn SO2. Trong các hóa chất sau:
(1) dung dịch NaOH; (2) dung dịch Br2;
(3) dung dịch KMnO4; (4) dung dịch Na2SO3;
(5) nước vôi trong; (6) khí O2.
Có bao nhiêu hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ khí SO2 ra khỏi CO2.
Các hóa chất có thể dùng để loại khí SO2 ra khỏi CO2 là:
(2) dung dịch Br2;
(3) dung dịch KMnO4;
(4) dung dịch Na2SO3
Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2 là
Ứng dụng không phải của SO2 là sản xuất nước uống có gas.
Sản xuất nước uống có gas người ta dùng CO2
SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do
SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau:
Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối Na2SO3 tinh thể
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑
Phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là
Phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là:
4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3 (đi từ quặng pirit)
Trong công nghiệp, từ khí SO2 và oxi, phản ứng hóa học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
- Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huỳnh đioxit
4FeS2 + 11O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2 $\overset{{{V}_{2}}{{O}_{5}},{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$ 2SO3
Tác nhân chủ yếu gây ra mưa axit là
Tác nhân chủ yếu gây ra mưa axit là SO2 và NO2.
Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:
Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút vì xút có khả năng phản ứng:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O