Phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu A đúng vì nguyên tố hóa học là các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Cacbon có Z=6 nên có 6 proton tức là điện tích hạt nhân là +6, số đơn vị điện tích hạt nhân là 6.
Phát biểu B sai vì các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học có số n trong hạt nhân khác nhau nên có 1 số tính chất vật lí khác nhau.
Phát biểu C đúng.
Phát biểu D đúng vì nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 29 tức là có số p= số e = 29.
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 notron. Số khối của nguyên tử kali là
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 notron
Số p = Số e = Z = 19; Số n = N = 20
Số khối: A = Z + N = 19 + 20 = 39
Có 3 nguyên tử:\({}_6^{12}X,{}_7^{14}Y,{}_6^{14}Z\) . Những nguyên tử nào là đồng vị của 1 nguyên tố hóa học?
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
Vậy nguyên tử X và Z là đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học.
Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt nơtron là 28?
Nguyên tử \(_{19}^{39}K\) có số notron là N= A-Z= 39 -19= 20
Nguyên tử \({}_{26}^{54}Fe\)có số notron là N = A – Z = 54- 26= 28
Nguyên tử \({}_{15}^{32}P\) có số notron là N= A- Z = 32- 15= 17
Nguyên tử \({}_{11}^{23}Na\) có số notron là N= A – Z = 23 – 11 = 12
Vậy hạt nhân của nguyên tử Fe có số hạt notron là 28.
Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Tính thành phần % khối lượng của 37Cl trong KClO3 (cho K = 39; O=16)?
Giả sử % số nguyên tử của đồng vị 37Cl là x%, suy ra % số nguyên tử đồng vị 35Cl là (100-x)%
Nguyên tử khối trung bình của Clo được tính theo công thức:
\(\overline {{A_{Cl}}} = {{37x + 35(100 - x)} \over {100}} = 35,5\)
Giải phương trình trên được x= 25%
Vậy % khối lượng của 37Cl trong KClO3 là:
%m37Cl= \({{0,25.37.100\% } \over {39 + 35,5 + 16.3}} = 7,55\% \)
Ba nguyên tử X, Y, Z có cùng số proton và số nơtron như sau:
X: 20 proton và 20 nơtron.
Y: 18 proton và 22 nơtron.
Z: 20 proton và 22 nơtron.
Những nguyên tử là các đồng vị của cùng một nguyên tố là:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
Vậy nguyên tử X và Z là các đồng vị của cùng một nguyên tố.
Nguyên tử của nguyên tố clo có 17 electron và 20 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố clo?
Kí hiệu hóa học của nguyên tố là \({}_Z^AX\) với A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử.
Nguyên tử nguyên tố Clo có Z= 17 và A= N + Z= 17+20= 37.
Vậy kí hiệu nguyên tử clo là\(_{17}^{37}Cl\).
Trong tự nhiên hiđro có 2 đồng vị bền là 1H, 2H; clo có hai đồng vị bền là 35Cl, 37Cl. Số loại phân tử HCl khác nhau có thể tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu?
Các loại phân tử HCl khác nhau có thể tạo thành từ các đồng vị trên là 1H35Cl; 1H37Cl; 2H35Cl; 2H37Cl
Vậy có 4 loại phân tử HCl khác nhau có thể được tạo thành.
Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử :
Đáp án B
Tổng số hạt có trong hạt nhân nguyên tử \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}}\) là:
Nguyên tử \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}}\) có số proton = 29, số notron = 65-29= 36.
Vậy tổng số hạt có trong hạt nhân là: số p + số n= 29 + 36= 65 hạt.
Cho 3 nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}Mg,{}_{12}^{25}Mg,_{12}^{26}Mg\) . Phát biểu nào sau đây là sai?
Số hạt electron của các nguyên tử Mg đều bằng 12. Vậy phát biểu A sai.
Ba nguyên tử có cùng số proton nhưng có số notron khác nhau nên đây là 3 đồng vị của nguyên tố Mg. Vậy phát biểu B đúng.
Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. Vậy phát biểu C đúng.
Hạt nhân của mỗi nguyên tử Mg trên đều có 12 proton. Vậy phát biểu D đúng.
Nguyên tử của hai nguyên tố hóa học được kí hiệu \({}_{12}^{25}X\) và \(_{11}^{25}Y\) . Phát biểu đúng về hai nguyên tử là:
Hai nguyên tử \({}_{12}^{25}X\) và \(_{11}^{25}Y\) có số proton khác nhau nên X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Vậy phát biểu A không đúng.
Hai nguyên tử \({}_{12}^{25}X\) và \(_{11}^{25}Y\) có số proton khác nhau nên X và Y không là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Vậy phát biểu B không đúng.
Nguyên tử X có 12 electron và nguyên tử Y có 11 electron. Vậy phát biểu C không đúng.
Hạt nhân của X và Y cùng có 25 hạt (proton và notron). Vậy phát biểu D đúng.
Cho các nguyên tử có kí hiệu như sau: \({}_7^{14}A,{}_8^{16}B,{}_7^{15}C,{}_8^{18}D,{}_{26}^{56}E,{}_{27}^{56}F,{}_8^{17}G,{}_{10}^{20}H,{}_{11}^{23}I,{}_{10}^{22}K\) . Có bao nhiêu nguyên tố hóa học được xác định từ dãy các nguyên tử trên:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số proton, cùng số hiệu nguyên tử).
Vậy các nguyên tử \(_7^{14}A,{}_7^{15}C\) thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học.
Các nguyên tử \({}_8^{16}B,{}_8^{18}D{,_{}}_8^{17}G\) thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học.
Các nguyên tử \(_{10}^{20}H,_{10}^{22}K\) thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học.
Các nguyên tử \(_{11}^{23}I,_{26}^{56}E,_{27}^{56}F\) là 3 nguyên tố hóa học khác nhau.
Vậy trong dãy trên có 6 nguyên tố hóa học khác nhau.
Một nguyên tố X có 11 electron và 12 nơtron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là:
ZXA : Z = số E và A = số P + số N = Số E + số N = 11 + 12 = 23
=> 23X11
Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng?
Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện nên số proton= Z= 38 : 2= 19 và số notron = 20.
Số khối A= Z + N= 19 + 20= 39.
Vậy kí hiệu đúng là R.
Nguyên tử canxi có kí hiệu là \({}_{20}^{40}Ca\). Phát biểu nào sau đây sai?
Nguyên tử trung hòa về điện vì có số hạt mang điện âm (số e) bằng số hạt mang điện dương (số p).
Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:
Gọi số hạt proton trong đồng vị X1 là Z, số notron trong đồng vị X1 là N.
Tổng số hạt trong đồng vị X1 là 2Z + N= 18 (1)
Các loại hạt trong X1 bằng nhau nên Z= N (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có Z= N= 6
Số khối của đồng vị X1 là A1= Z+N= 12
Số khối của đồng vị X2 là A2= 6 + 6+2= 14
Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau . Do đó nguyên tử khối trung bình của X là: (12+14)/2= 13
Trong tự nhiên Li có 2 đồng vị là 6Li và 7Li và có nguyên tử khối trung bình là 6,94. Phần trăm khối lượng 7Li trong LiNO3 là (cho N = 14; O = 16)
Gọi phần trăm số nguyên tử của 6Li là x % và 7Li là y%
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{gathered}
x + y = 100 \hfill \\
\frac{{6x + 7y}}{{100}} = 6,94 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 6\% \hfill \\
y = 94\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Trong 1 mol LiNO3 có chứa: 0,94 mol 7Li
\(\% {m_{^7Li}} = \dfrac{{0,94.7}}{{6,94 + 14 + 16.3}}.100\% = 9,545\% \)
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng:
=>A
Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử:
=>B