Không dùng công thức nghiệm, tìm số nghiệm của phương trình $ - 4{x^2} + 9 = 0$.
Ta có $ - 4{x^2} + 9 = 0$$ \Leftrightarrow 4{x^2} = 9 \Leftrightarrow {x^2} = \dfrac{9}{4} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{3}{2}\\x = - \dfrac{3}{2}\end{array} \right.$
Phương trình có hai nghiệm $x = \dfrac{3}{2};x = - \dfrac{3}{2}$.
Tìm tích các giá trị của m để phương trình $4m{x^2} - x - 14{m^2} = 0$ có nghiệm $x = 2$.
Thay $x = 2$ vào phương trình $4m{x^2} - x - 10{m^2} = 0$ , ta có
$4m{.2^2} - 2 - 14{m^2} = 0 $
$\Leftrightarrow 14{m^2} - 16m + 2 = 0$
$ \Leftrightarrow \left( {14m - 2} \right)\left( {m - 1} \right) = 0 $
$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \dfrac{1}{7}\\m = 1\end{array} \right.$
Suy ra tích các giá trị của $m$ là $\dfrac{1}{7}.1 = \dfrac{1}{7}$.
Tính biệt thức $\Delta $ từ đó tìm số nghiệm của phương trình $9{x^2} - 15x + 3 = 0$.
Ta có $9{x^2} - 15x + 3 = 0$$\left( {a = 9;b = - 15;c = 3} \right)$$ \Rightarrow \Delta = {b^2} - 4ac = {\left( { - 15} \right)^2} - 4.9.3 = 117 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + m – 4=0\) , với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm trái dấu?
Để phương trình: \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + m – 4=0\) có hai nghiệm trái dấu \( \Leftrightarrow ac < 0 \Leftrightarrow m - 4 < 0 \Leftrightarrow m < 4.\)
Vậy với m < 4 thì yêu cầu của bài toán được thỏa mãn.
Tính biệt thức $\Delta $ từ đó tìm các nghiệm (nếu có ) của phương trình ${x^2} - 2\sqrt 2 x + 2 = 0$
Ta có ${x^2} - 2\sqrt 2 x + 2 = 0$$\left( {a = 1;b = - 2\sqrt 2 ;c = 2} \right)$$ \Rightarrow \Delta = {b^2} - 4ac = {\left( {2\sqrt 2 } \right)^2} - 4.1.2 = 0$ nên phương trình có nghiệm kép ${x_1} = {x_2} = - \dfrac{b}{{2a}} = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{2} = \sqrt 2 $.
Cho phương trình \({x^2} + 1 = 9{m^2}{x^2} + 2\left( {3m + 1} \right)x\,\left( {m \in \,R} \right).\) Tích \(P\) tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình đã cho không là phương trình bậc hai bằng
\(\begin{array}{l}{x^2} + 1 = 9{m^2}{x^2} + 2\left( {3m + 1} \right)x\\ \Leftrightarrow \left( {9{m^2} - 1} \right){x^2} + 2\left( {3m + 1} \right)x - 1 = 0\end{array}\)
Phương trình trên không là phương trình bậc hai \( \Leftrightarrow 9{m^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow m = \pm \dfrac{1}{3}\).
Vậy tích các giá trị của m là \(P = - \dfrac{1}{9}\).
Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình \( - {x^2} + 2mx - {m^2} - m = 0\) có hai nghiệm phân biệt .
Phương trình \( - {x^2} + 2mx - {m^2} - m = 0\)$\left( {a = - 1;b = 2m;c = - {m^2} - m} \right)$
$ \Rightarrow \Delta = {\left( {2m} \right)^2} - 4.\left( { - 1} \right).\left( { - {m^2} - m} \right) = 4{m^2} - 4{m^2} - 4m = - 4m$
Để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thì
$\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 \ne 0\\ - 4m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m < 0$
Vậy với $m < 0$ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Tìm các giá trị của tham số $m$ để phương trình \({x^2} + mx - m = 0\) có nghiệm kép.
Phương trình \({x^2} + mx - m = 0\)$\left( {a = 1;b = m;c = - m} \right)$
$ \Rightarrow \Delta = {m^2} - 4.1.\left( { - m} \right) = {m^2} + 4m$
Để phương trình đã cho có nghiệm kép thì
$\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 \ne 0\\{m^2} + 4m = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = - 4\end{array} \right.$
Vậy với $m = 0;m = - 4$ thì phương trình có nghiệm kép.
Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình \({x^2} + (1 - m)x - 3 = 0\) vô nghiệm
Phương trình \({x^2} + (1 - m)x - 3 = 0\)$\left( {a = 1;b = 1 - m;c = - 3} \right)$
$ \Rightarrow \Delta = {\left( {1 - m} \right)^2} - 4.1.\left( { - 3} \right) = {\left( {1 - m} \right)^2} + 12 \ge 12 > 0;\,\forall m$
Nên phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt
Hay không có giá trị nào của $m$ để phương trình vô nghiệm.
Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình \((m + 2){x^2} + 2x + m = 0\) vô nghiệm
Phương trình \((m + 2){x^2} + 2x + m = 0\)$\left( {a = m + 2;b = 2;c = m} \right)$
TH1: $m + 2 = 0 \Leftrightarrow m = - 2$ ta có phương trình: $2x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 1$
TH2: $m + 2 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne - 2$
Ta có $\Delta = {2^2} - 4\left( {m + 2} \right).m = - 4{m^2} - 8m + 4$
Để phương trình đã cho vô nghiệm thì $\left\{ \begin{array}{l}m \ne - 2\\ - 4{m^2} - 8m + 4 < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne -2\\2 - {\left( {m + 1} \right)^2} < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne -2\\{\left( {m + 1} \right)^2} > 2\end{array} \right.$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne -2\\\left[ \begin{array}{l}m + 1 > \sqrt 2 \\m + 1 < - \sqrt 2 \end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > -1 + \sqrt 2\\m < -1 - \sqrt 2 \end{array} \right.$
Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình \(m{x^2} - 2(m - 1)x + m - 3 = 0\) có nghiệm.
Phương trình \(m{x^2} - 2(m - 1)x + m - 3 = 0\)$\left( {a = m;b = - 2\left( {m - 1} \right);c = m - 3} \right)$
TH1: $m = 0$ ta có phương trình $2x - 3 = 0 \Leftrightarrow 2x=3\Leftrightarrow x = \dfrac{3}{2}$
TH2: $m \ne 0$, ta có $\Delta = b^2-4ac=4{\left( {m - 1} \right)^2} - 4m.\left( {m - 3} \right)$$=4m^2-8m+4-4m^2+12m = 4m + 4$
Để phương trình đã cho có nghiệm thì $\Delta \ge 0 \Leftrightarrow 4m + 4 \ge 0 \Leftrightarrow 4m\ge -4 \Leftrightarrow m \ge - 1$.
Vậy để phương trình đã cho có nghiệm thì $m \ge - 1$.
Cho phương trình ${x^2} - \left( {m - 1} \right)x - m = 0$. Kết luận nào sau đây là đúng?
Phương trình ${x^2} - \left( {m - 1} \right)x - m = 0$ có $a = 1;b = - \left( {m - 1} \right);c = - m$
Suy ra $\Delta = {\left[ { - \left( {m - 1} \right)} \right]^2} - 4.1.\left( { - m} \right) = {m^2} + 2m + 1 = {\left( {m + 1} \right)^2} \ge 0,\forall m$
Nên phương trình đã cho có nghiệm với mọi $m$.
Biết rằng phương trình ${x^2} - {\rm{ }}2(3m + 2)x + {\rm{ }}2{m^2} - 3m - 10 = 0$
có một trong các nghiệm bằng $ - 1$. Tìm nghiệm còn lại với $m > 0$
Thay $x = - 1$ vào phương trình: ${\left( { - 1} \right)^2} - 2\left( {3m + 2} \right).\left( { - 1} \right) + 2{m^2} - 3m - 10 = 0$$ \Leftrightarrow 2{m^2} + 3m - 5 = 0$
$ \Leftrightarrow \left( {2m + 5} \right)\left( {m - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = - \dfrac{5}{2}\,\,\left( L \right)\\m = 1\,\,\left( N \right)\end{array} \right.$
+) Với $m = 1$ ta có phương trình ${x^2} - 10x - 11 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 11} \right)\left( {x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 11\\x = - 1\end{array} \right.$
Vậy nghiệm còn lại của phương trình là $x = 11$.
Phương trình \({x^2} - \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)x + \sqrt 6 = 0\) có các nghiệm đều là nghiệm của phương trình \({x^4} + b{x^2} + c = 0\,\,\left( * \right).\) Tìm \(b,c\) và giải phương trình \(\left( * \right)\) ứng với \(b,c\) vừa tìm được.
Phương trình \({x^2} - \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)x + \sqrt 6 = 0\)\( \Leftrightarrow \left( {x - \sqrt 2 } \right)\left( {x - \sqrt 3 } \right) = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \sqrt 2 \\x = \sqrt 3 \end{array} \right..\)
Ta có \(x = \sqrt 2 \) và \(x = \sqrt 3 \) là các nghiệm của \(\left( * \right)\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {\sqrt 2 } \right)^4} + b{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} + c = 0\\{\left( {\sqrt 3 } \right)^4} + b{\left( {\sqrt 3 } \right)^2} + c = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2b + c = - 4\\3b + c = - 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - 5\\c = 6\end{array} \right..\)
Thay \(\left\{ \begin{array}{l}c = 6\\b = - 5\end{array} \right.\) vào \(\left( * \right)\): \({x^4} - 5{x^2} + 6 = 0 \Leftrightarrow \left( {{x^2} - 2} \right)\left( {{x^2} - 3} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = 2\\{x^2} = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \sqrt 2 \\x = - \sqrt 3 \\x = \sqrt 2 \\x = \sqrt 3 \end{array} \right..\)
Vậy với \(b = - 5;\,\,c = 6\) ta được phương trình \(\left( * \right)\) có tập nghiệm: \(S = \left\{ { \pm \sqrt 2 ;\,\, \pm \sqrt 3 } \right\}.\)
Giải phương trình:
\(x(2x - 3) + 1 = 4(x - 1).\)\(\begin{array}{l}x\left( {2x - 3} \right) + 1 = 4\left( {x - 1} \right)\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 3x + 1 - 4x + 4 = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 7x + 5 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {2x - 5} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\2x - 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \dfrac{5}{2}\end{array} \right..\end{array}\)
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \left\{ {1;\,\dfrac{5}{2}} \right\}.\)
Giải phương trình:
\({x^2}({x^2} - 2) = 3({x^2} + 12)\)\(\begin{array}{l}{x^2}({x^2} - 2) = 3({x^2} + 12)\\ \Leftrightarrow {x^4} - 2{x^2} - 3{x^2} - 36 = 0\\ \Leftrightarrow {x^4} - 5{x^2} - 36 = 0\,\,\,\,\,\left( * \right)\end{array}\)
Đặt \({x^2} = t\,\,\left( {t \ge 0} \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left( * \right) \Leftrightarrow {t^2} - 5t - 36 = 0\\ \Leftrightarrow {t^2} - 9t + 4t - 36 = 0\\ \Leftrightarrow t\left( {t - 9} \right) + 4\left( {t - 9} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {t + 4} \right)\left( {t - 9} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t + 4 = 0\\t - 9 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 4\,\,\,\left( {ktm} \right)\\t = 9\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\\ \Rightarrow {x^2} = 9 \Leftrightarrow x = \pm 3.\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là : \(S = \left\{ { - 3;\,\,3} \right\}.\)
Cho phương trình \(\left( {m + 1} \right){x^2} - \left( {2m + 3} \right)x + m + 4 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\), với m là tham số.
Giải phương trình khi \(m = - 1\) .Với \(m = - 1\) phương trình thành: \( - x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = 3\)
Vậy với \(m = - 1\) phương trình có nghiệm \(x = 3.\)
Cho phương trình \(\left( {m + 1} \right){x^2} - \left( {2m + 3} \right)x + m + 4 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\), với m là tham số.
Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm.Với \(m = - 1\) phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm \(x = 3\)
Với \(m \ne - 1,\,\,\,\left( 1 \right)\) là phương trình bậc hai có:
\(\Delta = {\left( {2m + 3} \right)^2} - 4\left( {m + 1} \right)\left( {m + 4} \right) = 4{m^2} + 12m + 9 - 4{m^2} - 20m - 16 = - 8m - 7\)
Để phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta \ge 0 \Leftrightarrow - 8m - 7 \ge 0 \Leftrightarrow m \le - \dfrac{7}{8}\)
Vậy với \(m \le - \dfrac{7}{8}\) phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm.
Giải phương trình \(5{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-16=10-{{x}^{2}}\)
\(\begin{align} & \,\,\,\,\,\,5{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-16=10-{{x}^{2}} \\ & \Leftrightarrow 5{{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-26=0 \\ \end{align}\)
Đặt \({{x}^{2}}=t\,\,\,\left( t\ge 0 \right)\)
PT \(\Leftrightarrow 5{{t}^{2}}+3t-26=0\,\,\left( * \right)\)
\(\Delta ={{3}^{2}}-4.5.(-26)=529>0\).
PT (*) có 2 nghiệm phân biệt: \(\left[ \begin{align} & {{t}_{1}}=\frac{-3+\sqrt{529}}{2.5}=2\ \ \left( tm \right) \\ & {{t}_{2}}=\frac{-3-\sqrt{529}}{2.5}=\frac{-13}{5}\ \ \left( ktm \right) \\ \end{align} \right.\)
Với \(t=2\Leftrightarrow {{x}^{2}}=2\Leftrightarrow x=\pm \sqrt{2}.\)
Phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \(x=\pm \sqrt{2}\)
Tìm m để parabol \(\left( P \right):y = {x^2} - (m - 1)x + m + 2\) và đường thẳng \(d:y = 2x + 4\) cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
Parabol (P) và đường thẳng d cắt nhau tại hai điểm phân biệt khi phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt
\( \Leftrightarrow {x^2} - (m - 1)x + m + 2 - 2x - 4 = 0\) có hai nghiệm phân biệt
\( \Leftrightarrow {x^2} - (m + 1)x + m - 2 = 0\) có hai nghiệm phân biệt
\( \Leftrightarrow \Delta = {( - (m + 1))^2} - 4(m - 2) > 0 \Leftrightarrow {m^2} + 2m + 1 - 4m + 8 > 0\)
\( \Leftrightarrow {m^2} - 2m + 1 + 8 > 0 \Leftrightarrow {(m - 1)^2} + 8 > 0\) (luôn đúng với mọi m).