Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.
Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.
Khối lượng tinh bột trong X là
Phần 1: chỉ có Glucozơ phản ứng tráng bạc => n Glucozơ= 0,15 mol
Phần 2: tinh bột thủy phân tạo Glucozơ => phản ứng tráng bạc có
n Ag = 2nGlucozơ + 2n C6H10O5
=> nC6H10O5 =0,03 mol
Trong toàn bộ X có 0,06 mol C6H10O5
=> m tinh bột = m C6H10O5 =9,72g
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là
C12H22O11 → 1 fructozo + 1 glucozo
0,1 mol
1 fructozo → 2 Ag
1 glucozo → 2Ag
=> nAg = 0,4 mol => a = 43,2 (g)
Chỉ glucozo phản ứng với Br2 => b = 0,1. 160 = 16 (g)
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75% ) . Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
Ta có Saccarozo → glucozo + fructozo
Mantozo → 2 glucozo
Sau phản ứng thủy phân có 0,05 mol saccarozo
0,025mol mantozo
0,15 mol fructozo
0,3 mol glucozo
=> nAg = 2( n mantozo + n fructozo + n glucozo) =0,095 mol
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dd X (hiệu suất Pư thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X t/d với dd AgNO3/NH3 dư thì lượng Ag thu được là
0,02 mol saccarozơ → 0,02.2.0,75 = 0,03 → nAg = 0,06
0,01 mol mantozơ → 0,01.2.0,75 = 0,015 → nAg = 0,03
Còn 0,0225 mol mantozơ → nAg = 0,0025.2 = 0,005 → nAg = 0,095 mol
Saccarozơ không pư với AgNO3
Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol Glucozo tạo thành
6CO2 + 6H2O $\xrightarrow{{{\text{a/s}}\,\,{\text{clorophin}}}}$ C6H12O6 + O2
Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo . Với 1 ngày nắng ( từ 6h - 17h) diện tích là xanh là 1 m2, lượng Glucozo tổng hợp được là bao nhiêu ?
6CO2 + 6H2O $\xrightarrow{{{\text{a/s}}\,\,{\text{clorophin }}}}$ C6H12O6 + O2
Năng lượng mà 1m2 là xanh nhận được trong thời gian 11 giờ để dùng vào việc tổng hợp
1. 1002 . 2,09 . 10% . 11.60 = 1379400 J = 1379,4 kJ
=> lượng glucozo tổng hợp được là : (1379,4 . 180) : 2813 = 88,26 gam
Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ?
Fructozo có nhóm chức xeton nên có khả năng phản ứng với H2
Glucozo, mantozo có nhóm chức anđêhit nên phản ứng được với H2
Saccarozo có cấu tạo
Nên không phản ứng với H2
So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.
(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng là
Cả 5 so sánh về tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ ở trên đều sai.
(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước.
(2) sai vì tinh bột, saccarozơ và cũng như xenlulozơ đều không có phản ứng tráng gương.
(3) sai vì glucozơ là monosacarit nên không bị thủy phân.
(4) sai vì khi đốt cháy tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n và saccarozơ (C12H22O11) thì thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O.
(5) sai vì glucozơ và saccarozơ là chất kết tinh không màu.
Cacbohiđrat X, Y, Z, T tương ứng có nhiều trong quả nho, cây mía, hạt gạo và quả bông:
Khi nghiên cứu về các chất trên, một học sinh đã thu được các kết quả sau:
(a): X, Y, Z, T đều có phản ứng thủy phân
(b): X, Y có cả dạng mạch hở và vòng
(c): X, Z đều có phản ứng tráng gương
(d): Z, T là polisaccarit
(e): Cho X phản ứng với H2 thu được sobitol.
(f): Trong T có nhiều liên kết $\alpha - 1,4 - glicozit$
Số kết quả đúng là:
- X, Y, Z, T lần lượt là: glucozơ (C6H12O6), saccarozơ (C12H22O11), tinh bột (C6H10O5)n và xenlulozơ (C6H10O5)n.
- (a) sai: Y, Z, T có phản ứng thủy phân còn X không có.
- (b) sai: X có dạng mạch hở và vòng, Y chỉ có dạng mạch hở.
- (c) sai: chỉ có X có phản ứng tráng gương:
HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O $\xrightarrow{{{t^o}}}$HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- (d) đúng.
- (e) đúng: X (glucozơ) tác dụng với H2 tạo sobitol
HOCH2[CHOH]4CHO + H2 $\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}$ HOCH2[CHOH]4CH2OH (sobitol: C6H14O6)
- (f) sai: T (xenlulozơ) gồm nhiều gốc $\beta $-glucozơ liên kết với nhau.
Vậy có 2 kết quả đúng.