Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
Điều khẳng định không đúng là: Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.
Glucozơ và fructozơ là các monosaccarit là các cacbohiđrat đơn giản.
Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào:
Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào cả A, B và C
Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là
Các chất có phản ứng tráng bạc là: (1) metyl fomiat; (3) axit fomic; (5) glucozơ
(2) và (4) có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa nhưng không được gọi là phản ứng tráng bạc
Trong các đặc điểm sau:
1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh
2. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể
3. Phản ứng với kích thích bằng cách cho toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng
4. Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn
5. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể
Hệ thần kinh dạng lưới có những đặc điểm:
Hệ thần kinh dạng lưới có những đặc điểm:
⦁ Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh
⦁ Phản ứng với kích thích bằng cách cho toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng
Một dung dịch có tính chất sau:
- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 .
- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.
- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.
Dung dịch đó là:
Các tính chất đã cho tương ứng với
+) có nhóm -CHO
+) là polyol có -OH kề cận
+) không có monosacarit
=> mantozo thỏa mãn
Trong sự truyền tin qua xináp, Ca2+ có vai trò
Trong sự truyền tin qua xináp, Ca2+ có vai tròkích thích gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xináp và vỡ ra.
So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
Cả 5 so sánh đều không đúng :
(1) Xenlulozo không tan trong nước
(2) Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Glucozo không bị thủy phân
(4) Đốt cháy glucozo mới cho nCO2 = nH2O
(5) Glucozo, saccarozo là chất rắn không màu
Xét các diễn biến sau:
1. Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
2. Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
3. Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
4. Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
5. Bơm Na - K vận chuyển Na+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
6. Các cổng Na mở nên các Na+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm:
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm: 1, 3, 4
Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:
Xét các phát biểu sau về bơm Na - K
⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào
⦁ Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng
⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
⦁ Bơm Na - K có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
⦁ Chuyển K+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Có bao nhiêu phát biểu trên không đúng về vai trò của bơm Na - K?
- Bơm Na-K là các chất vận chuyển có bản chất là prôtêin.
+ Làm nhiệm vụ chuyển K+ từ bên ngoài vào bên trong, làm cho nồng độ K+ bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài màng, duy trì điện thế nghỉ.
+ Hoạt động của bơm Na-K tiêu tốn năng lượng.
+ Bơm Na-K còn có vai trò hình thành điện thế hoạt động: Chuyển Na+ từ phía trong ra phía ngoài màng tế bào.
Như vậy có 2 phát biểu không đúng.
Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
Chất C là axit lactic (CH3CHOHCOOH)
Chất B là glucozo => A là tinh bột
Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây
(1) Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính học được
(2) Người đi xe máy thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính học được
(3) Bóng đen ập xuống lần đầu thì gà con ẩn nấp nhưng lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học khôn
(4) Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tập in vết
(5) Sau nhiều lần gõ kẻng và cho cá ăn, cứ gõ kẻng là cá nổi lên mặt nước, đây là kiểu học tập quen nhờn
(6) Khi đói, chuột chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học khôn
Phương án trả lời đúng là:
1, 2 đều là tập tính học được, 3 là quen nhờn, 4 là in vết, 5 là điều kiện hóa đáp ứng, 6 là điều kiện hóa hoạt động
Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 0,297 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là :
nC = 0,36 mol; nH = 0,66 mol; nO = 0,33 mol
Gọi công thức của cacbohiđrat:Cn(H2O)m
nH2O = 0,0165 (mol)
nCO2 = 0,018 (mol)
=> n : m = 12 : 11
=> C12H22O11 => saccarozơ hoặc mantozơ
Mặt khác X tráng gương => X là mantozo
Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?
Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.
Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn.
Đốt cháy một lượng gluxit B thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam nước. Xác định B
B có công thức dạng Cn(H2O)m
Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
nCO2 = 0,06 mol
nH2O = 0,06 mol
=> n : m = 1:1
Đisaccarit X có tỉ lệ khối lượng mO : mC = 11 : 9. Khi thủy phân 68,4 gam chất X trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y chứa ba chất hữu cơ khác nhau. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là:
Gọi CTPT X là Cn(H2O)m
$ \Rightarrow \dfrac{{16m}}{{12n}} = \dfrac{{11}}{9} \Rightarrow \dfrac{m}{n} = \dfrac{{11}}{{12}}$
=>X là C12(H2O)11 hay C12H22O11
X thủy phân trong H2SO4 (H = 80%) sản phẩm gồm 3 chất hữu cơ => X là saccarozơ
nX = 68,4 : 34,2 = 0,2 mol
Saccarozơ → Glu + Fruc
0,2.0,8 0,16 0,16
=> ∑nAg = 2.(0,16 + 0,16) = 0,64 mol
=> mAg = 0,64.108 = 69,12 gam
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số câu phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
Phát biểu (d) sai vì thủy phân tinh bột thu được ∝-glucozơ còn thủy phân saccarozơ thu được ∝-glucozơ và β-fructozơ
(g) sai vì saccarozơ không tác dụng với H2
Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
(C6H10O5)n → 2n C2H5OH
n ancol = 0,04 kmol
=> n tinh bột = $\dfrac{{\dfrac{{0,04}}{{2n}}}}{{0,72}}{\text{ = }}\dfrac{1}{{36n}}$ mol
=> $m = \dfrac{1}{{36n}}.162n = 4,5{\text{ }}kg$
Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là
+) Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ
Đặt số mol Saccarozơ mỗi phần : phản ứng là x mol và còn dư y mol
Trong phần 1, do chỉ có Glucozơ và Fructozơ tạo sobitol nên : nSobitol = nglucozơ + nfructozơ = 2x = 0,08 mol
=> x = 0,04 mol
Cả 3 chất đều phản ứng với Cu(OH)2 nên : nglucozơ + nfructozơ + nsaccarozơ = 2nCu(OH)2
=> x + x + y = 0,14 mol
=> y = 0,06 mol
=>%nSaccarose phản ứng thủy phân = 40%
Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
+) C6H10O5 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O
=> nxenlulozơ trinitrat theo lý thuyết = nxenlulozơ trinitrat theo thực tế / H%
= 26,73.100 / (297.60)
= 0,15 kmol = 150 mol
=> nHNO3 = 3 . 150 = 450 mol
=> ${V_{HN{O_3}}} = \dfrac{{{m_{dd{\text{ }}HN{O_3}}}}}{D} = \dfrac{{450.63.100}}{{94,5.1,5}} = 20000{\text{ }}ml = 20\,\,l$