Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 200 g và lò xo có độ cứng k, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cần bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi theo thời gian được cho như hình vẽ. Biết F1+3F2+6F3=0. Lấy g = 10 m/s2. Tỉ số thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén trong một chu kì gần giá trị nào nhất sau đây?
Từ đồ thị ta thấy:
Lực đàn hồi tại thời điểm ban đầu: F = F1 = -k(Δl0 + x)
Lực đàn hồi tại vị trí biên dương: F = F2= - k(Δl0 + A)
Lực đàn hồi tại vị trí biên âm: F = F3 = - k(Δl0 – A)
Gọi Δt là thời gian từ t = 0 đến t = 2/15s
Ta có: T + Δt/2 = 2Δt =>Δt = 2T/3 => x = A/2
Theo đề bài F1+3F2+6F3=0 =>k(Δl0 + x) +3k(Δl0 + A) + 6k(Δl0 – A) = 0 =>Δl0 = 0,25A
=> Thời gian lo xo nén là \({t_n} = \frac{{2\alpha }}{{360}}T = \frac{{151}}{{360}}T = 0,42T\)=> tg = T – tn = 0,58T
Tỉ số thời gian giãn và nén trong một chu kì: \(\frac{{{t_g}}}{{{t_n}}} = \frac{{0,58}}{{0,42}} = 1,381\)
Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng \(m{\rm{ }} = {\rm{ }}1kg\) và lò xo có độ cứng k =100N.m . Vật nặng được đặt trên giá đỡ nằm ngang sao cho lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ đi xuống không vận tốc ban đầu nhanh dần đều với gia tốc \(a = \dfrac{g}{5} = 2m/{s^2}\). Chọn phương án đúng:
Khi vật A chưa rời khỏi giá đỡ B thì vật A chuyển động với gia tốc của tấm gỗ a = 2m/s2
Các lực tác dụng vào vật A có khối lường m là trọng lực \(\overrightarrow P \) , lực đàn hồi \(\overrightarrow {{F_{dh}}} \) , phản lực \(\overrightarrow N \) do tấm gỗ tác dụng lên vật
Ta có tổng hợp các lực trên bằng tích của m và \(\overrightarrow a \)
Chiếu theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới ta có: \(mg{\rm{ }}-{\rm{ }}k.{x_0}{\rm{ }}-{\rm{ }}N{\rm{ }} = {\rm{ }}ma\)
Khi vật A rời khỏi giá đỡ B thì \(N{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) nên \(k.{x_0} = mg-ma \Leftrightarrow {x_0} = 0,08m = 8cm\)
\({x_0}\) bằng quãng đường dịch chuyển vật m trước khi rời khỏi tấm gỗ.
+ Tại vị trí cân bằng: \({F_d} = P \Rightarrow \Delta l = \dfrac{{mg}}{k} = 0,1m = 10cm\)
+ Khi đó, vật cách vị trí cân bằng 1 đoạn: \(x = \Delta l - {x_0} = 10 - 8 = 2cm\)
Vận tốc của vật khi dời giá: \(v = \sqrt {2as} = \sqrt {2.2.0,08} = 0,4\sqrt 2 m/s\)
Biên độ dao động của vật là: \(A = \sqrt {{x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {0,{{02}^2} + \dfrac{{{{\left( {0,4\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{100}}} = 0,06m = 6cm\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng, nâng vật nhỏ của con lắc theo phương thẳng đứng lên đến vị trí lò xo không biến dạng rồi buông ra, đồng thời truyền cho vật vận tốc \(10\pi \sqrt 3 cm/s\) hướng về vị trí cân bằng. Con lắc dao động điều hòa với tần số \(5 Hz\). Lấy \(g = 10 m/s^2\) ;\({\pi ^2= 10}\). Trong một chu kì dao động, khoảng thời gian mà lực kéo về và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật ngược hướng nhau là
Ta có:
+ Tần số góc của dao động: \(\omega = 2\pi f = 2\pi .5 = 10\pi \left( {rad/s} \right)\)
+ Chu kì dao động của vật: \(T = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{5} = 0,2s\)
+ Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k} = \dfrac{g}{{{\omega ^2}}} = \dfrac{{10}}{{{{\left( {10\pi } \right)}^2}}} = 0,01m = 1cm\)
+ Tại vị trí nâng vật và truyền vận tốc, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1cm\\v = 10\pi \sqrt 3 cm/s\end{array} \right.\)
Áp dụng hệ thức độc lập, ta có: \({A^2} = {x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {1^2} + {\left( {\dfrac{{10\pi \sqrt 3 }}{{10\pi }}} \right)^2} = 4 \to A = 2cm\)
+ Lực kéo về và lực đàn hồi ngược hướng nhau khi vật đi từ vị trí lò xo không bị biến dạng đến vị trí cân bằng (hoặc ngược lại)
Chọn chiều dương hướng lên
Vị trí lò xo không bị biến dạng: \(x = \Delta l = \dfrac{A}{2}\)
Thời gian vật đi từ \(x = 0 \to x = \dfrac{A}{2}\) là: \(\dfrac{T}{{12}}\)
=> Trong 1 chu kì, khoảng thời gian mà lực kéo về và lực đàn hồi của lò xo tác dụn lên vật ngược hướng nhau là: \(\Delta t = 2.\dfrac{T}{{12}} = 2.\dfrac{{0,2}}{{12}} = \dfrac{1}{{30}}s\)
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Lực kéo về tác dụng lên chất điểm có độ lớn cực đại khi chất điểm
Lực kéo về tác dụng lên chất điểm có độ lớn cực đại khi chất điểm ở vị trí biên (x = A).
Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động của vật, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20 cm đến 28 cm. Biên độ dao động của vật là
Chiều dài quỹ đạo chuyển động của con lắc là:
\(L = {l_{max}}-{l_{min}} = 2A \Rightarrow A = \frac{{{l_{\max }} - {l_{\min }}}}{2} = \frac{{28 - 20}}{2} = 4\,\,\left( {cm} \right)\)
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100g nằm yên trên mặt phẳng ngang nhẵn. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 8 cm rồi tác dụng một lực có độ lớn 12N hướng dọc theo trục của lò xo về phía vị trí cân bằng trong khoảng thời gian 0,01s, sau đó con lắc dao động điều hoà. Coi rằng trong thời gian tác dụng lực, vật nhỏ chưa thay đổi vị trí. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại mà vật đạt được là:
Tần số góc của dao động:
$\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{40}{0,01}}=20\left( rad/s \right)$
Ta có:
$\begin{align}& F.\Delta t=m.\Delta v\Rightarrow v0=\frac{F.\Delta t}{m}=\frac{12.0,01}{0,1} \\& \Rightarrow v=1,2\left( m/s \right)=120\,cm/s \\\end{align}$
Từ phương trình elip, ta có:
$A=\sqrt{{{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}}=\sqrt{{{8}^{2}}+\frac{{{120}^{2}}}{{{20}^{2}}}}=10$ cm.
Tốc độ cực đại mà vật đạt được là:
vmax = ꞷA = 20.10 = 200 (cm/s)