Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi khử bởi ion Cu2+ là:
nCuSO4 = 0,065 mol
Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại Y => kim loại trong X còn dư
Giả sử Zn phản ứng hết, Fe còn dư
nCu sinh ra = nCuSO4 = 0,065 mol
=> mFe dư = 6,96 – 0,065.64 = 2,8 gam
Giả sử nZn= a(mol); nFe(pư) = b(mol)
=> mKL phản ứng = 65a + 56b = 6,8 – 2,8 = 4 (1)
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận => 2a + 2b = 0,065.2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra a = 0,04; b = 0,025
Vậy lượng sắt bị oxi hóa bởi là: 0,025.56 = 1,4g
Cho m gam bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3 0,2M sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dd Y. Cho 1,95g bột Zn vào dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là:
Vì thu được 1 muối duy nhất => dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Zn(NO3)2
Do số mol điện tích âm được bảo toàn dù quá trình phản ứng diễn ra nhiều giai đoạn trung gian nên ta có:${{n}_{Zn\text{ }phản\text{ }ứng}}={{n}_{Z{{n}^{2+}}}}=0,5.{{n}_{A{{g}^{+}}}}$
Bảo toàn khối lượng kim loại:
${{m}_{C{{u}^{2+}}}}+\text{ }{{m}_{A{{g}^{+}}}}+\text{ }{{m}_{Zn\text{ }bd}}=\text{ }{{m}_{X}}+\text{ }{{m}_{Z}}+\text{ }{{m}_{Zn\text{ }phản\text{ }ứng}}$
=> m + 0,2.0,2.108 + 1,95 = 3,12 + 3,45 + 65.0,02
=> m = 1,6 gam
Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với V ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
nH2 = 0,015 mol; nCu(NO3)2 = 0,2V mol; nAgNO3 = 0,1V mol
Hỗn hợp Z phản ứng với dung dịch HCl tạo khí H2 => Z chứa Al dư hoặc cả Mg và Al dư
Nếu Mg dư => Al chưa phản ứng => Al phản ứng với HCl là 0,03 mol => nH2 sinh ra = 3/2.nAl = 0,045 > 0,015
=> Al còn dư 1 phần, Mg phản ứng hết
=> nAl dư = 2/3.nH2 = 0,01 mol
=> ne cho = 2.nMg + 3.nAl phản ứng = 2.0,02 + (0,03 – 0,01).3 = 0,1 mol
Bảo toàn e: ne nhận = ne cho => 2.nCu2+ + nAg+ = 0,1
=> 2.0,2V + 0,1V = 0,1 => V = 0,2 lít = 200 ml
Cho 3,68 gam hỗn hợp chứa Mg, Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,3M; Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,08 gam chất rắn và dd X. Lọc bỏ chất rắn cho NaOH dư vào X thu được m gam kết tủa. Tính m
nFe(NO3)3 = 0,03 mol; nCu(NO3)2 = 0,04 mol; nAgNO3 = 0,05 mol
=> mion KL = mFe3+ + mCu2+ + mAg+ = 0,03.56 + 0,04.64 + 0,05.108 = 9,64 gam
Sau khi cho Mg và Fe vào thì trong dung dịch có : mion KL còn lại = 3,68 + 9,64 – 9,08 = 4,24 gam
nOH- = nNaOH = nNO3- = 0,22 mol
=> mkết tủa = mion KL còn lại + mOH- = 4,24 + 0,22.17 = 7,98 gam
Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,826 gam chất rắn Z và dd T. Giá trị m là:
Cách 1:
nAg+ = 0,036 mol, nCu2+ = 0,024 mol
Khối lượng Cu, Ag sinh ra tối đa = 0,036.108 + 0,024.64 = 5,424 gam > 4,21 gam
=> hỗn hợp A tan hết vào trong dung dịch 4,21 gam rắn X sinh ra chỉ gồm Ag và có thể có Cu
Lượng Ag sinh ra tối đa = 0,036.108 < 3,888 gam < 4,21 gam
=> rắn X có 3,888 gam Ag và 4,21 – 3,888 = 0,322 gam Cu
Lượng Cu2+ còn lại trong dung dịch Y là 0,024.64 – 0,322 = 1,214 gam
Bảo toàn điện tích ta thấy dung dịch Y có số mol điện tích dương là
n(+) dd Y = nNO3- = 1.nAg+ + 2.nCu2+ = 0,036 + 0,024.2 = 0,084 mol
Trong khi đó lại cho tới 0,08 mol Mg vào dung dịch Y nên chắc chắn Mg dư => rắn Z gồm m gam hỗn hợp A ban đầu, Cu và Mg dư
mMg dư = 24.(0,08 – 0,084/2) = 0,912 gam
=> m = mZ – mCu – mMg dư = 4,826 – 0,912 – 1,214 = 2,7 gam
Cách 2:
+ nAgNO3 = 0,036 và nCu(NO3)2 = 0,024 => nNO3- = 0,084
+ nMg = 0,08 > nNO3-/2 => Mg dư
+ Dung dịch T chứa Mg(NO3)2 (0,084/2 = 0,042)
+ Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
m + 0,036.108 + 0,024.64 + 1,92 = 4,21 + 4,826 + 0,042.24
=> m=2,7
Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là
nCuCl2 = 0,2.1 = 0,2 (mol)
Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại nên Cu phản ứng hết, M phản ứng dư.
M + Cu2+ → M2+ + Cu↓
0,2 ←0,2 → 0,2 (mol)
Khối lượng kim loại giảm = mM pư - mCu sinh ra
=> 51,75 - 51,55 = 0,2.M - 0,2.64
=> M = 65 (Zn)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong 500 ml dung dịch HNO3 4M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí không màu có tỉ khối so với H2 là 18,5 trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Trung hòa dung dịch Y bằng lượng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được 134,5 gam muối khan. Giá trị của m là
M khí = 37
Khí hóa nâu ngoài không khí là NO (M = 30) => Khí còn lại có M > 37
Vì khí không màu nên khí đó là N2O
Giả sử khí gồm NO (x mol) và N2O (y mol)
Giải hệ: n khí = x + y = 0,2 và m khí = 30x + 44y = 0,2.27 được x = y = 0,1
Trung hòa dd Y cần vừa đủ 0,1 mol NaOH nên ta có nHNO3 = nNaOH = 0,1 mol
Sơ đồ bài toán:
\(m(g)\left\{ \matrix{
Mg \hfill \cr
Al \hfill \cr
Zn \hfill \cr} \right. + HN{O_3}:2 \to \left| \matrix{
{\rm{dd}}\,Y\left\{ \matrix{
M{g^{2 + }} \hfill \cr
A{l^{3 + }} \hfill \cr
Z{n^{2 + }} \hfill \cr
N{H_4}^ + \hfill \cr
{H^ + }:0,1 \hfill \cr
N{O_3}^ - \hfill \cr} \right.\buildrel { + NaOH:0,1} \over
\longrightarrow \underbrace {Muoi}_{134,5(g)} + \underbrace {{H_2}O}_{0,1(mol)} \hfill \cr
Khi\left\{ \matrix{
NO:0,1 \hfill \cr
{N_2}O:0,1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)
+ Xét phản ứng của dd Y với NaOH:
m ion dd Y = m muối + mH2O - mNaOH = 134,5 + 0,1.18 - 0,1.40 = 132,3 (g)
+ Ta có công thức: nHNO3 = nHNO3 dư + 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3
=> 2 = 0,1 + 4.0,1 + 10.0,1 + 10nNH4NO3 => nNH4NO3 = 0,05 mol
+ BTNT "N": nHNO3 = nNH4+ + nNO3- + nNO + 2nN2O
=> 2 = 0,05 + nNO3- (dd Y) + 0,1 + 2.0,1 => nNO3 (dd Y) = 1,65 mol
Ta có: m = mKL = m ion KL = m ion dd Y - mNH4+ - mH+ - mNO3-
= 132,3 - 0,05.18 - 0,1 - 1,65.62 = 29 gam