Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,826 gam chất rắn Z và dd T. Giá trị m là:
Trả lời bởi giáo viên
Cách 1:
nAg+ = 0,036 mol, nCu2+ = 0,024 mol
Khối lượng Cu, Ag sinh ra tối đa = 0,036.108 + 0,024.64 = 5,424 gam > 4,21 gam
=> hỗn hợp A tan hết vào trong dung dịch 4,21 gam rắn X sinh ra chỉ gồm Ag và có thể có Cu
Lượng Ag sinh ra tối đa = 0,036.108 < 3,888 gam < 4,21 gam
=> rắn X có 3,888 gam Ag và 4,21 – 3,888 = 0,322 gam Cu
Lượng Cu2+ còn lại trong dung dịch Y là 0,024.64 – 0,322 = 1,214 gam
Bảo toàn điện tích ta thấy dung dịch Y có số mol điện tích dương là
n(+) dd Y = nNO3- = 1.nAg+ + 2.nCu2+ = 0,036 + 0,024.2 = 0,084 mol
Trong khi đó lại cho tới 0,08 mol Mg vào dung dịch Y nên chắc chắn Mg dư => rắn Z gồm m gam hỗn hợp A ban đầu, Cu và Mg dư
mMg dư = 24.(0,08 – 0,084/2) = 0,912 gam
=> m = mZ – mCu – mMg dư = 4,826 – 0,912 – 1,214 = 2,7 gam
Cách 2:
+ nAgNO3 = 0,036 và nCu(NO3)2 = 0,024 => nNO3- = 0,084
+ nMg = 0,08 > nNO3-/2 => Mg dư
+ Dung dịch T chứa Mg(NO3)2 (0,084/2 = 0,042)
+ Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
m + 0,036.108 + 0,024.64 + 1,92 = 4,21 + 4,826 + 0,042.24
=> m=2,7
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
- Xác định chất rắn trong X
Khối lượng Cu, Ag sinh ra tối đa = nAgNO3.108 + nCu(NO3)2.64 > mX
=> rắn X sinh ra chỉ gồm Ag và 1 phần Cu
- Xác định các chất có trong dd T và chất rắn trong Z
Bảo toàn điện tích : nNO3- = 1.nAg+ + 2.nCu2+ < 2nMg
=> Mg dư => rắn Z gồm m gam hỗn hợp A ban đầu, Cu và Mg dư
- Tính m: m = mZ – mCu – mMg dư
Cách 2:
- Xác định chất hết chất dư
+ Tính: nAgNO3 và nCu(NO3)2 => nNO3-
+ So sánh nMg > nNO3-/2 => Mg dư
- Tính số mol Mg(NO3)2 = nNO3- /2
- Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
m + mAg + mCu + mMg bđ = mX + mZ + mMg(NO3)2
=> m