Một con lắc lò xo có \(k = 40 N/m\) và \(m = 100 g\). Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là
Tần số góc của con lắc lò xo được xác định bởi biểu thức \(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{m}} = \sqrt {\dfrac{{40}}{{0,1}}} = 20rad/s\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhę có độ cứng \(100N/m\) và vật nhỏ có khối lượng \(m = 100g\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là
Chu kì dao động của con lắc lò xo là: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,1}}{{100}}} = 0,2{\rm{s}}\)
Hai lò xo có chiều dài bằng nhau độ cứng tương ứng là \({k_1},\,\,{k_2}\). Khi mắc vật \(m\) vào một lò xo \({k_1}\), thì vật \(m\) dao động với chu kì \({T_1} = 0,45\,\,s\). Khi mắc vật \(m\) vào lò xo \({k_2}\), thì vật \(m\) dao động với chu kì \({T_2} = 0,60\,\,s\). Khi mắc vật \(m\) vào hệ lò xo \({k_1}\) song song với \({k_2}\) thì chu kì dao động của \(m\) là
Chu kì của con lắc ứng với mỗi lò xo là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{{{k_1}}}} \Rightarrow {k_1} = \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T_1}^2}}\\{T_2} = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{{{k_2}}}} \Rightarrow {k_2} = \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T_2}^2}}\end{array} \right.\)
Hai lò xo ghép song song, độ cứng của hệ lò xo là: \(k = {k_1} + {k_2}\)
Chu kì của con lắc mới là:
\(\begin{array}{l}T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \Rightarrow k = \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T^2}}} = {k_1} + {k_2} \Rightarrow \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T^2}}} = \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T_1}^2}} + \dfrac{{4{\pi ^2}m}}{{{T_2}^2}}\\ \Rightarrow \dfrac{1}{{{T^2}}} = \dfrac{1}{{{T_1}^2}} + \dfrac{1}{{{T_2}^2}} = \dfrac{1}{{0,{{45}^2}}} + \dfrac{1}{{0,{6^2}}} \Rightarrow T = 0,36\,\,\left( s \right)\end{array}\)
Con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với tần số góc bằng 10 rad/s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng là
Tần số góc dao động của con lắc là:
\(\omega = \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \Rightarrow \Delta l = \dfrac{g}{{{\omega ^2}}} = \dfrac{{10}}{{{{10}^2}}} = 0,1\,\,\left( m \right) = 10\,\,\left( {cm} \right)\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng \(k\) và vật có khối lượng \(m\). Chu kỳ dao động riêng của con lắc là
Chu kỳ dao động riêng của con lắc lò xo là: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động của con lắc lò xo:
A – sai vì: Chuyển động của con lắc lò xo là chuyển động thẳng
B – sai vì: Gia tốc của con lắc luôn thay đổi => Không phải là chuyển động đều
C – sai vì: Gia tốc của con lắc luôn thay đổi mà chuyển động biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian
D - đúng
Một con lắc lò xo dao động điều hòa có biên độ \(A\), vật ở vị trí biên khi lò xo ở vị trí:
A - vị trí lò xo có chiều dài lớn nhất hoặc ngắn nhất ứng với vị trí \(x = \pm A\)
B, C - vị trí có li độ \(x = - \Delta l\) ứng với con lắc treo thẳng đứng hoặc nằm trên mặt phẳng nghiêng, \(x = 0\) ứng với con lắc lằm ngang
D - vị trí có li độ \(x = 0\)
Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây đúng?
Ta có, chu kì và tần số của con lắc lò xo:
+ Chu kì: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)
+ Tần số: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)
A – đúng
B – sai vì: chu kì tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của độ cứng
C - sai vì: chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ
D – sai vì: số dao động vật thực hiện trong 1s là tần số \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \) (tỉ lệ thuận với căn bậc 2 của k)
Con lắc lò xo dao động điều hòa có độ cứng \(k\), khối lượng \(m\), \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, \(g\) là gia tốc trọng trường. Biểu thức xác định tần số của con lắc lò xo là:
Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
Tần số dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
=> Tần số \(f\) phụ thuộc vào khối lượng m , độ cứng k của lò xo
Pha ban đầu của con lắc lò xo dao động điều hòa phụ thuộc vào:
Pha ban đầu của con lắc lò xo dao động điều hòa phụ thuộc vào điều kiện kích thích ban đầu
Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu ta giảm khối lượng vật nặng đi 2 lần và giảm độ cứng 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:
Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)
=> Khi giảm khối lượng 2 lần và độ cứng giảm 8 lần thì tần số dao động sẽ giảm 2 lần.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của con lắc lò xo:
A, C, D đúng
B - sai vì gia tốc của vật luôn luôn thay đổi mà chuyển động biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi
Con lắc lò xo đang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật đi qua:
A - vị trí biên => vận tốc của vật bằng không
B, C - vị trí có li độ x = - ∆l
D - vị trí có li độ x = 0
Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây sai:
A, B - đúng vì dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa mà dao động điều hòa là trường hợp riêng của dao động tuần hoàn
D - đúng vì: số dao động vật thực hiện trong 1s là tần số
\(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \) (tỉ lệ thuận với căn bậc 2 của k)
C - sai vì chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ
Con lắc lò xo dao động điều hòa có độ cứng k, khối lượng m, ∆l là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Hệ thức tính chu kì của con lắc lò xo là:
Ta có chu kì dao động của con lắc lò xo:
\(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
Ta có, chu kì dao động của con lắc lò xo: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)
=> chu kì T phụ thuộc vào khối lượng m, độ cứng k
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Biên độ dao động phụ thuộc vào:
Biên độ dao động phụ thuộc vào kích thích ban đầu
Trong con lắc lò xo nếu ta tăng khối lượng vật nặng lên \(4\) lần và độ cứng tăng \(2\) lần thì tần số dao động của vật:
Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)
Khi tăng khối lượng lên 4 lần và độ cứng tăng 2 lần tức là \(\left\{ \begin{array}{l}m' = 4m\\k' = 2k\end{array} \right.\)
Tần số dao động của con lắc khi này: \(f' = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{k'}}{{m'}}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{2k}}{{4m}}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{{2m}}} \)
\(\dfrac{{f'}}{f} = \dfrac{{\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{{2m}}} }}{{\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} }} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
\( \Rightarrow f' = \dfrac{f}{{\sqrt 2 }}\)
Hay nói cách khác khi tăng khối lượng lên $4$ lần và độ cứng tăng $2$ lần thì tần số dao động sẽ giảm \(\sqrt 2 \) lần
Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của chu kì vào khối lượng của con lắc lò xo dao động điều hòa?
Ta có, chu kì dao động của con lắc lò xo: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \to {T^2} = 4{\pi ^2}\dfrac{m}{k}\)
=> Đồ thị $T - m$ có dạng parabol