Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ABCD$ là hình vuông. Giao điểm của $AC$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là:
Ta có $AC \subset \left( {ABCD} \right)$
$\left( {ABCD} \right) \cap \left( {SBD} \right) = BD$
Giao điểm của $BD$ và $AC$ là $O$
$ \Rightarrow O$ là giao điểm của $AC$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$
Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(H\), \(K\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\), \(BC\). Trên đường thẳng \(CD\) lấy điểm \(M\) nằm ngoài đoạn \(CD\). Thiết diện của tứ diện với mặt phẳng \(\left( {HKM} \right)\) là:
Ta có \(HK\), \(KM\) là đoạn giao tuyến của \(\left( {HKM} \right)\) với \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\).
Trong mặt phẳng \(\left( {BCD} \right)\), do \(KM\) không song song với \(BD\) nên gọi \(L = KM \cap BD\).
Vậy thiết diện là tam giác \(HKL\).
Cho tứ diện $ABCD.$ $E, F$ lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác $BCD$ và $ACD.$ $M, N, P, Q$ lần lượt là giao của $DE$ và $BC, DF$ và $AC, CE$ và $BD, CF$ và $AD.$ Khi đó giao điểm của $EF$ và $(ABC)$ là:
Ta có $EF \subset \left( {DEF} \right) \Rightarrow EF \subset \left( {DMN} \right)$
$\left( {DMN} \right) \cap \left( {ABC} \right) = MN$
Gọi $I$ là giao điểm của $EF$ và $MN$
$⇒ I$ là giao của $EF$ và $(ABC)$
Cho bốn điểm \(A,B,C,S\) không cùng ở trong một mặt phẳng. Gọi \(I,H\) lần lượt là trung điểm của \(SA,AB\). Trên \(SC\) lấy điểm \(K\) sao cho \(IK\) không song song với \(AC\) (\(K\) không trùng với các đầu mút). Gọi \(E\) là giao điểm của đường thẳng \(BC\) với mặt phẳng \(\left( {IHK} \right)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
+) Chọn mặt phẳng phụ \(\left( {ABC} \right)\) chứa \(BC\).
+) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {IHK} \right)\).
Ta có \(H\) là điểm chung thứ nhất của \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {IHK} \right)\).
Trong mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\), do \(IK\) không song song với \(AC\) nên gọi \(F = IK \cap AC\). Ta có
▪ \(F \in AC\) mà \(AC \subset \left( {ABC} \right)\) suy ra \(F \in \left( {ABC} \right)\).
▪ \(F \in IK\) mà \(IK \subset \left( {IHK} \right)\) suy ra \(F \in \left( {IHK} \right)\).
Suy ra \(F\) là điểm chung thứ hai của \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {IHK} \right)\).
Do đó \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {IHK} \right) = HF\).
+) Trong mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\), gọi \(E = HF \cap BC\). Ta có
▪ \(E \in HF\) mà \(HF \subset \left( {IHK} \right)\) suy ra \(E \in \left( {IHK} \right)\).
▪ \(E \in BC\).
Vậy \(E = BC \cap \left( {IHK} \right)\).
Cho bốn điểm $A,\,\,B,\,\,C,\,\,D$ không đồng phẳng. Gọi $M,\,\,N$ lần lượt là trung điểm của $AC$ và $BC.$ Trên đoạn $BD$ lấy điểm $P$ sao cho $BP = 2PD.$ Giao điểm của đường thẳng $CD$ và mặt phẳng $\left( {MNP} \right)$ là giao điểm của
Cách 1. Xét mặt phẳng $\left( {BCD} \right)$ chứa $CD\,.$
Do $NP$ không song song $CD$ nên $NP$ cắt $CD$ tại $E\,.$
Điểm $E \in NP\,\, \Rightarrow \,\,E \in \left( {MNP} \right).$ Vậy $CD \cap \left( {MNP} \right)$ tại $E.$
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) không phải là hình thang. Trên cạnh \(SC\) lấy điểm \(M\). Gọi \(N\) là giao điểm của đường thẳng \(SD\) với mặt phẳng \(\left( {AMB} \right)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
Gọi \(I = AD \cap BC.\) Trong mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\), gọi \(K = BM \cap SI\). Trong mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\), gọi \(N = AK \cap SD\).
Khi đó \(N\) là giao điểm của đường thẳng \(SD\) với mặt phẳng \(\left( {AMB} \right)\).
Gọi \(O = AB \cap CD\). Ta có:
- \(O \in AB\) mà \(AB \subset \left( {AMB} \right)\) suy ra \(O \in \left( {AMB} \right)\).
- \(O \in CD\) mà \(CD \subset \left( {SCD} \right)\) suy ra ${\rm{IJ}},MN,SE$.
Do đó \(O \in \left( {AMB} \right) \cap \left( {SCD} \right)\). \(\left( 1 \right)\)
Mà \(\left( {AMB} \right) \cap \left( {SCD} \right) = MN\). \(\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), suy ra \(O \in MN\). Vậy ba đường thẳng $AB,{\rm{ }}CD,{\rm{ }}MN$ đồng quy.
Cho tứ diện \(ABCD.\) Gọi \(M,{\rm{ }}N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(CD.\) Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(MN\) cắt \(AD,{\rm{ }}BC\) lần lượt tại \(P\) và \(Q.\) Biết \(MP\) cắt \(NQ\) tại \(I.\) Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?
Ta có \(\left( {ABD} \right) \cap \left( {BCD} \right) = BD\).
Lại có \(\left\{ \begin{array}{l}I \in MP \subset \left( {ABD} \right)\\I \in NQ \subset \left( {BCD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow I\) thuộc giao tuyến của \(\left( {ABD} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\)
\( \Rightarrow I \in BD \Rightarrow I,{\rm{ }}B,{\rm{ }}D\) thẳng hàng.
Cho tứ diện $ABCD$ có $M,N$ lần lượt là trung điểm $AC,BC$. $K$ là điểm thuộc cạnh $BD$ sao cho $BK = 2KD$. Gọi $I$ là giao điểm của $AD$ và $\left( {MNK} \right).$ $MI$ cắt $CD$ tại điểm $E$. Khẳng định nào sau đây đúng?
Vì $I$ là giao của $AD$ và $\left( {MNK} \right)$ nên $I \in \left( {MNK} \right)$
$ \Rightarrow MI \subset \left( {MNK} \right)$
Mà $E \in MI \Rightarrow E \in \left( {MNK} \right)$
$ \Rightarrow E$ thuộc giao tuyến của $\left( {MNK} \right)$ và $\left( {BCD} \right)$
$ \Rightarrow E \in NK$
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M$ là trung điểm của $SC.$ Gọi $I$ là giao điểm của $AM$ với mặt phẳng $\left( {SBD} \right).$ Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Gọi $O$ là tâm hình bình hành $ABCD$ suy ra $O$ là trung điểm của $AC\,.$
Nối $AM$ cắt $SO$ tại $I$ mà $SO \subset \left( {SBD} \right)$ suy ra $I = AM \cap \left( {SBD} \right).$
Tam giác $SAC$ có $M,\,\,O$ lần lượt là trung điểm của $SC,\,\,AC.$
Mà $I = AM \cap SO$ suy ra $I$ là trọng tâm tam giác $SAC\,\, \Rightarrow \,\,AI = \dfrac{2}{3}AM\,\, \Leftrightarrow \,\,IA = 2IM.$
Điểm $I$ nằm giữa $A$ và $M$ suy ra $\overrightarrow {IA} = 2\overrightarrow {MI} = - \,2\overrightarrow {IM} .$
Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $E$ và $F$ lần lượt là trung điểm của $AB$ và $CD$; $G$ là trọng tâm tam giác $BCD.$ Giao điểm của đường thẳng $EG$ và mặt phẳng $\left( {ACD} \right)$ là
Vì $G$ là trọng tâm tam giác $BCD,\,\,\,F$ là trung điểm của $CD$$ \Rightarrow \,\,\,G \in \left( {ABF} \right)\,.$
Ta có $E$ là trung điểm của $AB$$ \Rightarrow \,\,\,E \in \left( {ABF} \right)\,.$
Trong \(\left( {ABF} \right)\), gọi $M$ là giao điểm của $EG$ và $AF$ mà $AF \subset \left( {ACD} \right)$ suy ra $M \in \left( {ACD} \right)\,.$
Vậy giao điểm của $EG$ và $mp\,\,\left( {ACD} \right)$ là giao điểm $M = EG \cap AF\,.$
Cho tứ diện đều $ABCD$ có cạnh bằng $a\,.$ Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $ABC.$ Mặt phẳng $\left( {GCD} \right)$ cắt tứ diện theo một thiết diện có diện tích là:
Gọi $M,\,\,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,\,\,BC$ suy ra $AN \cap MC = G.$
Dễ thấy mặt phẳng $\left( {GCD} \right)$ cắt đường thắng $AB$ tại điểm $M.$
Suy ra tam giác $MCD$ là thiết diện của mặt phẳng $\left( {GCD} \right)$ và tứ diện $ABCD\,.$
Tam giác $ABD$ đều, có $M$ là trung điểm $AB$ suy ra $MD = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.$
Tam giác $ABC$đều, có $M$ là trung điểm $AB$ suy ra $MC = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.$
Gọi $H$ là trung điểm của $CD\,\, \Rightarrow \,\,MH \bot CD\,\, \Rightarrow \,\,{S_{\Delta MCD}} = \dfrac{1}{2}.MH.CD$
Với $MH = \sqrt {M{C^2} - H{C^2}} = \sqrt {M{C^2} - \dfrac{{C{D^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.$
Vậy ${S_{\Delta MCD}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.a = \dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{4}\,.$
Cho tứ giác \(ABCD\) có \(AC\) và \(BD\) giao nhau tại \(O\) và một điểm \(S\) không thuộc mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Trên đoạn \(SC\) lấy một điểm \(M\) không trùng với \(S\) và \(C\). Giao điểm của đường thẳng \(SD\) với mặt phẳng \(\left( {ABM} \right)\) là
Chọn mặt phẳng phụ \(\left( {SBD} \right)\) chứa \(SD\).
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SBD} \right)\) và \(\left( {ABM} \right)\).
Ta có \(B\) là điểm chung thứ nhất của \(\left( {SBD} \right)\) và \(\left( {ABM} \right)\).
Trong mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\), gọi \(O = AC \cap BD\). Trong mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\), gọi \(K = AM \cap SO\). Ta có:
▪ \(K \in SO\) mà \(SO \subset \left( {SBD} \right)\) suy ra \(K \in \left( {SBD} \right)\).
▪ \(K \in AM\) mà \(AM \subset \left( {ABM} \right)\) suy ra \(K \in \left( {ABM} \right)\).
Suy ra \(K\) là điểm chung thứ hai của \(\left( {SBD} \right)\) và \(\left( {ABM} \right)\).
Do đó \(\left( {SBD} \right) \cap \left( {ABM} \right) = BK\).
- Trong mặt phẳng \(\left( {SBD} \right)\), gọi \(N = SD \cap BK\). Ta có:
▪ \(N \in BK\) mà \(BK \subset \left( {ABM} \right)\) suy ra \(N \in \left( {ABM} \right)\).
▪ \(N \in SD\).
Vậy \(N = SD \cap \left( {ABM} \right)\).
Số phần tử của tập hợp các điểm chung của một đường thẳng và một mặt phẳng không thể là:
Chỉ có $3$ vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng:
Nếu đường thẳng song song với mặt phẳng thì số điểm chung là giữa chúng là $0$
Nếu đường thẳng cắt mặt phẳng tại $1$ điểm duy nhất thì số điểm chúng là $1$
Nếu đường thẳng nằm trong mặt phẳng thì giữa chúng có vô số điểm chung.
Giả sử $M$ là giao của đường thẳng $a$ và mặt phẳng $\left( P \right)$. Khẳng định nào sau đây sai?
Khi $M$ là giao điểm của đường thẳng $a$ và mặt phẳng $\left( P \right)$ thì $M \in a$ và $M \in \left( P \right)$ và tồn tại đường thẳng $b \subset \left( P \right)$ đi qua $M$, do đó $M$ là giao điểm của $a$ và $b$
Giả sử $M$ là giao của đường thẳng $a$ và mặt phẳng $\left( P \right)$. Khẳng định nào sau đây đúng?
Nếu đường thẳng $a$ cắt mặt phẳng $\left( P \right)$ tại \(M\) thì \(M \in \left( P \right)\).
Hơn nữa, các mặt phẳng chứa \(a\) thì cũng chứa \(M\) nên chúng đều có điểm chung với \(\left( P \right)\), do đó đều cắt $\left( P \right)$.
Hai mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ và $\left( \beta \right)$ cắt nhau theo giao tuyến là đường thẳng $d$. Hai đường thẳng $a,b$ lần lượt nằm trong $\left( \alpha \right),\left( \beta \right)$ và đều cắt đường thẳng $d$. Khẳng định nào sau đây sai?
+ Ta có $\left( \beta \right)$ là mặt phẳng chứa đường thẳng b
+ Giao tuyến của $\left( \beta \right)$ và $\left( \alpha \right)$ là $d$
+ Giao điểm của $d$ và $b$ là $M$
$ \Rightarrow M$ là giao điểm của $b$ và $\left( \alpha \right)$
Vậy $M$ nằm trên đường thẳng $d$
Cho hình chóp $S.ABC$. $M,N$ lần lượt nằm trên 2 cạnh $SA,SB$ sao cho $MN$ không song song với $AB$. Khi đó giao điểm của $MN$ và mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$ là:
Ta có $MN \subset \left( {SAB} \right)$
$\left( {SAB} \right) \cap \left( {ABC} \right) = AB$
Gọi $D$ là giao điểm của $MN$ và $AB$
$ \Rightarrow D$ là giao điểm của $MN$ và $\left( {ABC} \right)$
Cho tứ diện \(ABCD\,.\) Gọi \(M,\,\,N\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\) và \(AC,\) \(E\) là điểm trên cạnh \(CD\) với \(ED = 3EC.\) Thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( {MNE} \right)\) và tứ diện \(ABCD\) là:
Tam giác \(ABC\) có \(M,\,\,N\) lần lượt là trung điểm của \(AB,\,\,AC\,.\)
Suy ra \(MN\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\) \( \Rightarrow \,\,MN\)//\(BC\,.\)
Từ \(E\) kẻ đường thẳng \(d\) song song với \(BC\) và cắt \(BD\) tại \(F\,\, \Rightarrow \,\,EF\)//\(BC.\)
Do đó \(MN//EF\) suy ra bốn điểm \(M,\,\,N,\,\,E,\,\,F\) đồng phẳng và \(MNEF\) là hình thang.
Vậy hình thang \(MNEF\) là thiết diện cần tìm.
Cho đường thẳng $d$ và mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ . Một mặt phẳng $\left( \beta \right)$ chứa $d$ và cắt $\left( \alpha \right)$ theo giao tuyến là đường thẳng $d'$ . Giao điểm của $d$ và $d'$ là $A$ . Khẳng định nào sau đây là sai?
Vì $A \in d'$ mà $d' \subset \left( \alpha \right)$ và $d' \subset \left( \beta \right)$ nên $A \in \left( \alpha \right)$ và \(A \in \left( \beta \right)\)
Vì $A$ là giao điểm của $d$ và $d'$ nên $A \in d$
Mà $A \in \left( \alpha \right)$ nên $A$ là giao điểm của $d$ và $\left( \alpha \right)$
Cho mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$ và hai điểm $D,E$ nằm ngoài mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$ . Một đường thẳng $a$ nằm trong mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$ . Khẳng định nào sau đây đúng?
Khẳng định B là đúng