Hai đường thẳng song song

Câu 1 Trắc nghiệm

Trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) cho hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(Ax,\,\,By,\,\,Cz,\,\,Dt\) lần lượt là các đường thẳng song song với nhau đi qua \(A,\,\,B,\,\,C,\,\,D\) và nằm về cùng một phía của măt phẳng \(\left( P \right)\) đồng thời không nằm trong \(\left( P \right)\). Một mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) lần lượt cắt \(Ax,\,\,By,\,\,Cz,\,\,Dt\) tại \(A',\,\,B',\,\,C',\,\,D'\) biết \(BB' = 5,2\,\,cm\), \(CC' = 8,6\,\,cm\) , \(DD' = 7,8\,\,cm\). Tính \(AA'\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Do \(Ax,\,\,By,\,\,Cz,\,\,Dt\) song song với nhau cắt mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) lần lượt tại \(A',\,\,B',\,\,C',\,\,D'\)  nên \(A'B'C'D'\) là hình bình hành và có tâm là \(O'\).

Gọi \(O\) là tâm hình bình hành \(ABCD\).

Ta có \(OO'\) là đường trung bình của hình thang \(BDD'B',\,\,ACC'A'\).

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{A'A + CC'}}{2} = O'O = \dfrac{{BB' + D'D}}{2}\\ \Leftrightarrow A'A + CC' = BB' + D'D\\ \Leftrightarrow A'A = 5,2 + 7,8 - 8,6 = 4,4cm\end{array}\)

Câu 2 Trắc nghiệm

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang đáy lớn \(AD\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(SA\). Gọi \(N\) là giao điểm của \(SD\) và \(mp\left( {BCM} \right)\). Khi đó khẳng định nào sau đây là sai ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ \(M\) kẻ đường thẳng song song với \(BC\) cắt \(SD\) tại \(N\)\( \Rightarrow MN\parallel BC\) hay \( \Rightarrow MN\parallel BC\)

Mà \(M\) là trung điểm của \(SA\) nên \(N\) là trung điểm của SD.

Câu 3 Trắc nghiệm

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hai đường thẳng không có điểm chung thì chúng song song (khi chúng đồng phẳng) hoặc chéo nhau (khi chúng không đồng phẳng).

Câu 4 Trắc nghiệm

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

A sai. Trong trường hợp 2 đường thẳng cắt nhau thì chúng chỉ có 1 điểm chung.

B và C sai. Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúng đồng phằng và không có điểm chung.

Câu 5 Trắc nghiệm

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

A sai. Hai đường thẳng chéo nhau thì chúng không có điểm chung.

C sai. Có thể xảy ra trường hợp hai đường thẳng đó hoặc cắt nhau hoặc trùng nhau.

D sai. Có thể xảy ra trường hợp hai đường thẳng đó song song.

 

Câu 6 Trắc nghiệm

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(I,\,\,J\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(ABC,\,\,ABD\). Khẳng định nào sau đây đúng ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1:

Gọi \(H,\,\,K\) lần lượt là trung điểm của \(BC,\,\,BD\) \( \Rightarrow HK\parallel CD;HK = \dfrac{1}{2}CD\,\,\,\left( 1 \right)\).

Bước 2:

\(\Delta ABC\) có trọng tâm \(I\), trung tuyến \(AH \Rightarrow \dfrac{{AI}}{{AH}} = \dfrac{2}{3}\).

Tương tự ta có \(\dfrac{{AJ}}{{AK}} = \dfrac{2}{3}\)

Bước 3:

\( \Rightarrow \dfrac{{AI}}{{AH}} = \dfrac{{AJ}}{{AK}} \Rightarrow JI\parallel HK\) (Định lí ta-lét đảo)(2)

=> \(\dfrac{{IJ}}{{HK}} = \dfrac{{AI}}{{AK}} = \dfrac{2}{3} \Rightarrow JI = \dfrac{2}{3}HK\)(3)

Từ (1); (2) và (3) suy ra \(JI\parallel CD;\,\,JI = \dfrac{1}{3}CD\)

Câu 7 Trắc nghiệm

Hai đường thẳng được gọi là chéo nhau nếu:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hai đường thẳng được gọi là chéo nhau nếu chúng không đồng phẳng

Câu 8 Trắc nghiệm

Hai đường thẳng được gọi là song song nếu:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hai đường thẳng được gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.

Câu 9 Trắc nghiệm

Cho hai đường thẳng \(a,b\) có một điểm chung duy nhất. Có thể kết luận gì về vị trí tương đối của hai đường thẳng đó?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hai đường thẳng có một điểm chung duy nhất thì chúng cắt nhau.

Câu 10 Trắc nghiệm

Hai đường thẳng song song thì

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Hai đường thẳng song song với nhau thì chúng đồng phẳng và không có điểm chung.

Câu 11 Trắc nghiệm

Một mặt phẳng không thể được xác định nếu ta chỉ biết:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Mặt phẳng được xác định nếu biết ba điểm không thẳng hàng nằm trong nó, hai đường thẳng cắt nhau nằm trong nó hoặc hai đường thẳng song song nằm trong nó.

Trường hợp ba điểm phân biệt thì chưa chắc đã xác định được mặt phẳng vì nếu ba điểm đó thẳng hàng thì ta không xác định được duy nhất mặt phẳng.

Câu 12 Trắc nghiệm

Chọn mệnh đề đúng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tính chất của hai đường thẳng song song:

- Trong không gian, qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

Từ hai tính chất trên ta thấy chỉ có đáp án A đúng.

Câu 13 Trắc nghiệm

Cho 3 đường thẳng \({d_1},\;{d_2},\;{d_3}\) không cùng thuộc một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi. Khẳng định nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

B sai. Nếu 3 đường thẳng trùng nhau thì chúng sẽ cùng thuộc 1 mặt phẳng.

C sai. Nếu 3 đường thẳng trên chứa 3 cạnh của một tam giác khi đó sẽ tạo được 3 điểm phân biệt không thẳng hàng (là 3 đỉnh của tam giác), chúng lập thành 1 mặt phẳng xác định, 3 đường thẳng sẽ cùng thuộc 1 mặt phẳng

Câu 14 Trắc nghiệm

Cho tứ diện $ABCD$ có $I$ và $J$ lần lượt là trọng tâm của tam giác $ABC$ và $ABD$. Đường thẳng $IJ$ song song với đường thẳng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Gọi $E, F$ lần lượt là trung điểm của $BC$ và $BD$ ta có:

$\begin{array}{l}I \in AE\,;\,\dfrac{{AI}}{{AE}} = \dfrac{2}{3}\\J \in AF\,;\,\dfrac{{AJ}}{{AF}} = \dfrac{2}{3}\end{array}$

Xét trong $mp(AEF)$ ta suy ra \(IJ//EF\) (Định lí Ta – let đảo)

Mà $EF$ là đường trung bình của tam giác $ABC$ \( \Rightarrow \) $EF // CD$

Vậy $IJ // CD.$

Câu 15 Trắc nghiệm

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hai đường thẳng phân biệt nếu không có điểm chung (không cắt nhau) thì có thể song song hoặc chéo nhau nên A, B, C sai, D đúng.

Câu 16 Trắc nghiệm

Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $M, N, P, Q$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $AB, AD, CD, BC.$ Mệnh đề nào sau đây là sai ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có: $MN, PQ$ lần lượt là đường trung bình của tam giác $ABD$ và $CBD$ nên

$MN // BD ;$ \(MN = \dfrac{1}{2}BD\) và $ PQ // BD ;$ \(PQ = \dfrac{1}{2}BD\)

\( \Rightarrow \) $MN // PQ$ và $MN = PQ$

Do đó $MNPQ $ là hình bình hành nên $MP,NQ$ cùng thuộc một mặt phẳng.

Vậy A sai.

Câu 17 Trắc nghiệm

Cho hình bình hành $ABCD.$ Gọi $Bx, Cy, Dz$ là các đường thẳng song song với nhau lần lượt đi qua $B, C, D$ và nằm về một phía của mặt phẳng $(ABCD),$ đồng thời không nằm trong mặt phẳng $(ABCD).$ Một mặt phẳng đi qua $A$ và cắt $Bx, Cy, Dz$ lần lượt tại các điểm $B’, C’, D’ $ với $BB’ = 2, DD’ = 4.$ Khi đó $CC’$ bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trên $Bx$ và $Dz$ lấy điểm $B’$ và $D’$ sao cho $BB’ = 2, DD’ = 4.$

Gọi $O$ là tâm hình bình hành $ABCD, I $ là trung điểm của $B’D’$

Ta có $BDD’B’$ là hình thang, $OI$ là đường trung bình của hình thang nên $OI // BB’ // DD’ // Cy$ và \(OI = \dfrac{{BB' + {\rm{DD}}'}}{2} = \dfrac{{2 + 4}}{2} = 3\).

Xét mặt phẳng tạo bởi $OI$ và $CC’$ có: \(AI \cap Cy = C'\).

Ta có $OI // CC’, AO = OC$ suy ra $AI = IC’$

Suy ra $OI$ là đường trung bình của tam giác $ACC’$ \( \Rightarrow CC' = 2OI = 6\)

Câu 18 Trắc nghiệm

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

B sai vì hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì có thể chéo nhau hoặc song song.

C sai vì hai đường thẳng phân biệt không song song thì có thể chéo nhau hoặc cắt nhau.

D sai vì hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau hoặc song song

Câu 19 Trắc nghiệm

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình bình hành tâm $O.$ Lấy điểm $I$ trên đoạn $SO$ sao cho \(\dfrac{{SI}}{{SO}} = \dfrac{2}{3}\), $BI$ cắt $SD$ tại $M$ và $DI$ cắt $SB$ tại $N. $ Khi đó $MNBD$ là hình gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Dễ thấy $I$ là trọng tâm của tam giác $SBD $ nên $BI, DI$ là các đường trung tuyến của tam giác $SBD.$

Suy ra $M, N$ lần lượt là trung điểm của $SD$ và $SB.$

Nên $MN$ là đường trung bình của tam giác $SBD$ \( \Rightarrow \) $MN // BD.$

Vậy tứ giác $MNBD $ là hình thang.

Câu 20 Trắc nghiệm

Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $M,N,P,Q$ lần lượt là trung điểm $AC, BC, BD, AD.$ Tìm điều kiện của tứ diện $ABCD$ để $MNPQ$ là hình thoi?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vì $MN$ và $PQ$ lần lượt là đường trung bình của tam giác $ABC$ và $ABD$ nên:

\(\left\{ \begin{array}{l}MN//PQ//AB\\MN = PQ = \dfrac{1}{2}AB\end{array} \right. \Rightarrow \) MNPQ là hình bình hành.

Để $MNPQ $ trở thành hình thoi ta cần thêm yếu tố $MN = PN.$

Ta có: $PN$ là đường trung bình của tam giác $BCD$ nên \(PN = \dfrac{1}{2}CD\).

$MN = PN $ \( \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}CD \Leftrightarrow AB = CD.\)

Vậy để $MNPQ $ là hình thoi cần thêm điều kiện $AB = CD.$