Cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 35% để hòa tan vào đó 140 gam SO3 thu được dung dịch axit có nồng độ 70%?
Cần lấy x gam dung dịch H2SO4 35%
=> mH2SO4 = 35%.x = 0,35x (gam)
nSO3 = 1,75
SO3 + H2O → H2SO4
1,75 mol → 1,75 mol
mH2SO4 tổng = 0,35x + 1,75.98 = 0,35x + 171,5
=> khối lượng dung dịch thu được là: mdd tổng = x + 140
=> $C\%=\frac{0,35\text{x}+171,5}{x+140}.100\%=70\%=>x=210\,gam$
Trộn 676 gam oleum với 360 gam dung dịch H2SO4 80% thu được một loại oleum chứa 15,44% khối lượng SO3. Xác định công thức oleum ban đầu
Oleum ban đầu là H2SO4.nSO3 với số mol là: $\frac{676}{98+80n}\,mol$
$=>{{n}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{676n}{98+80n}\,mol$
Dung dịch H2SO4 ban đầu chứa: \({{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=288\,gam ;\,\,{{m}_{{{H}_{2}}O}}=72\,gam\,=>{{n}_{{{H}_{2}}O}}=4\,mol\)
SO3 + H2O → H2SO4
4mol ← 4mol → 4mol
$=>{{n}_{S{{O}_{3}}\,du}}=\frac{676n}{98+80n}-4$
Lượng SO3 dư này sẽ tạo ra oleum 15,44% SO3 nên:
$\%{{m}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{80.\left[ \frac{676n}{98+80n}-4 \right]}{676+360}=15,44\%=>n=3$
Vậy oleum ban đầu là H2SO4.3SO3
Tính lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để hòa tan vào 100 gam H2SO4 91% thành oleum chứa 12,5% SO3. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Trong 100 gam dung dịch H2SO4 91% chứa: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=91\,gam$ và ${{m}_{{{H}_{2}}O}}=9\,gam\,=>\,{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{9}{18}=0,5\,mol$
SO3 điều chế từ FeS2 hòa tan vào dung dịch H2SO4 xảy ra 2 phản ứng:
SO3 + H2O → H2SO4 (1)
SO3 + H2SO4 → nSO3.H2SO4 (2)
Lượng H2SO4 sinh ra ở (1) là ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}={{n}_{S{{O}_{3}}}}={{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,5\,mol$
=> Tổng khối lượng H2SO4 trong oleum là: mH2SO4 tổng = mH2SO4 ban đầu + mH2SO4 (1) = 91 + 0,5.98 = 140 gam
Gọi lượng SO3 tạo oleum là x mol
\(=>\%{{m}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{80x}{140+80x}.100\%=12,5\%=>\text{ }x=0,25\)
=> nSO3 tổng = nSO3 (1) + nSO3 (2) = 0,5 + 0,25 = 0,75 mol
Bảo toàn nguyên tố S => ${{n}_{Fe{{S}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{S{{O}_{3}}}}=0,375\,mol$
=> m = 45 gam
Axit sunfuric [H2SO4, M = 98 g/mol] là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Một trong những quá trình điều chế axit sunfuric là quá trình oxi hóa lưu huỳnh đioxit. Ở khoảng nhiệt độ 450oC với xúc tác V2O5, khí lưu huỳnh đioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh trioxit như sau:
2SO2 (k) + O2 (k) \(\overset {{V_2}{O_5},{t^o}} \leftrightarrows \) 2SO3 (k) ∆H < 0
Lượng SO3 thu được được xử lý bằng nước tạo thành oleum H2SO4.nSO3. Sau đó oleum phản ứng với nước để điều chế dung dịch axit sunfuric đậm đặc.
Để tăng hiệu suất của phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit, có thể sử dụng biện pháp nào dưới đây?
- Xét A: Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit có ∆H < 0 là phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng nhiệt độ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ⟹ Làm giảm hiệu suất phản ứng.
- Xét B: Thêm xúc tác V2O5 vào hệ chỉ làm tăng tốc độ phản ứng khiến cho cân bằng nhanh được xác lập hơn ⟹ Không ảnh hưởng tới chuyển dịch cân bằng ⟹ Không ảnh hưởng tới hiệu suất phản ứng.
- Xét C: Thêm lượng dư không khí vào hệ (tăng nồng độ oxi) làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
- Xét D: Cân bằng có tổng số mol khí ở vế trái bằng 3 mol và vế phải bằng 2 mol. Khi giảm áp suất chung của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ⟹ Làm giảm hiệu suất phản ứng.
Axit sunfuric [H2SO4, M = 98 g/mol] là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Một trong những quá trình điều chế axit sunfuric là quá trình oxi hóa lưu huỳnh đioxit. Ở khoảng nhiệt độ 450oC với xúc tác V2O5, khí lưu huỳnh đioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh trioxit như sau:
2SO2 (k) + O2 (k) \(\overset {{V_2}{O_5},{t^o}} \leftrightarrows \) 2SO3 (k) ∆H < 0
Lượng SO3 thu được được xử lý bằng nước tạo thành oleum H2SO4.nSO3. Sau đó oleum phản ứng với nước để điều chế dung dịch axit sunfuric đậm đặc.
Hệ số nhiệt của phản ứng (g) là 2 (hệ số nhiệt phản ứng cho biết khi nhiệt độ phản ứng tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần). Nếu phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit được thực hiện ở 500oC thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào so với tốc độ phản ứng ở 450oC?
Ta có hệ số nhiệt của phản ứng là 2
⟹ Nhiệt độ phản ứng tăng 10oC → tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit được thực hiện ở 500oC (tăng 50oC) so với phản ứng thực hiện ở 450oC.
Ta có \(\dfrac{{500 - 450}}{{10}} = 5\)
⟹ Khi nhiệt độ tăng từ 450oC lên 500oC (tăng liên tiếp 5 lần) thì tốc độ phản ứng tăng 25 lần.
Vậy phản oxi hóa lưu huỳnh đioxit được thực hiện ở 500oC thì tốc độ phản ứng tăng 32 lần so với tốc độ phản ứng ở 450oC.
Axit sunfuric [H2SO4, M = 98 g/mol] là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Một trong những quá trình điều chế axit sunfuric là quá trình oxi hóa lưu huỳnh đioxit. Ở khoảng nhiệt độ 450oC với xúc tác V2O5, khí lưu huỳnh đioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh trioxit như sau:
2SO2 (k) + O2 (k) \(\overset {{V_2}{O_5},{t^o}} \leftrightarrows \) 2SO3 (k) ∆H < 0
Lượng SO3 thu được được xử lý bằng nước tạo thành oleum H2SO4.nSO3. Sau đó oleum phản ứng với nước để điều chế dung dịch axit sunfuric đậm đặc.
Một sinh viên điều chế axit sunfuric có nồng độ x% trong phong thí nghiệm bằng cách đem hòa tan hoàn toàn 12,9 gam oleum H2SO4.2SO3 vào bình tam giác chứa 36 ml nước (biết khối lượng riêng của nước bằng 1g/ml). Giá trị của x là
Bước 1: Tính khối lượng dd
\({m_{{H_2}O}} = V.D = 36.1 = 36(g) \Rightarrow {m_{{\rm{dd}}}} = {m_{oleum}} + {m_{{H_2}O}} = 48,9(g)\)
Bước 2: Tính khối lượng H2SO4 thu được
PTHH: H2SO4.2SO3 + 2H2O → 3H2SO4
\({n_{{H_2}S{O_4}.2S{O_3}}} = \dfrac{{12,9}}{{258}} = 0,05(mol)\)
⟹ \({n_{{H_2}S{O_4}}} = 3{n_{{H_2}S{O_4}.2S{O_3}}} = 0,15(mol)\)
⟹ \({m_{{H_2}S{O_4}}} = 0,15.98 = 14,7(g)\)
Bước 3: Tính C%
Vậy \(x = C{\% _{({H_2}S{O_4})}} = \dfrac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} = \dfrac{{14,7.100\% }}{{48,9}} = 30,06\% \)