NH3 là chất đầu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được sản xuất theo phương pháp Haber-Bosch sử dụng trực tiếp giữa H2 và N2:
N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) (∆H < 0)
Tại điều kiện tỉ lệ mol giữa N2 và H2 là 1:3, nhiệt độ 450oC, áp suất 200 atm, xúc tác là sắt (Fe) dạng bột mịn, phản ứng tổng hợp NH3 cho hiệu suất khoảng 25%.
Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về quá trình tổng hợp NH3?
Phản ứng có ∆H < 0 ⟹ Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
⟹ Khi giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ⟶ làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac ⟹ B sai.
A đúng vì nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, khi giảm nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng.
D đúng vì xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.
C đúng vì tổng số mol khí vế trái bằng 4 > tổng số mol khí vế phải bằng 2 ⟶ tăng áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟶ làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
Biểu thức tính tốc độ phản ứng là
\(Tốc\,\,độ\,\,phản\,\,ứng = \dfrac{{Nồng\,\,độ}}{{Thời\,\,gian\,\,phản\,\,ứng}}\)
Đơn vị của tốc độ phản ứng có thể là
\(Tốc\,\,độ\,\,phản\,\,ứng = \dfrac{{Nồng\,\,độ}}{{Thời\,\,gian\,\,phản\,\,ứng}}\)
=> Đơn vị của tốc độ = (Đơn vị của nồng độ):(Đơn vị của thời gian)=\(\dfrac{{mol}}{{l.h}} = mol.{l^{ - 1}}.{h^{ - 1}}\)
Hình vẽ dưới mô tả sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng giữa X với Y?
Sự khác nhau giữa hình a) và hình b) là kích thước của chất Y. Khi chất Y bị chia nhỏ ra thì khả năng va chạm với X lớn hơn (hình b) còn chất Y không bị chia nhỏ thì khả năng va chạm với X ít hơn (hình a)
=> Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là diện tích tiếp xúc
Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?
Áp suất gây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi có chất khí tham gia phản ứng đó.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Cho phản ứng: \(CaC{O_3}(s) + 2HCl(aq) \to CaC{l_2}(aq) + C{O_2}(g) + {H_2}O(aq)\) và các biện pháp sau:
(1) Tăng nồng độ dung dịch HCl.
(2) Tăng áp suất.
(3) Giảm nhiệt độ.
(4) Nghiền nhỏ CaCO3.
Số biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng là
Khi tăng các yếu tố là nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bền mặt tiếp xúc thì làm tăng số va chạm hiệu quả, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
Riêng áp suất chỉ đúng với phản ứng có chất khí, nhưng với trường hợp này chỉ có chất khí sinh ra nên áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
=> Các biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng: (1), (4)
Chất xúc tác là
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, mà sau phản ứng nó không bị thay đổi cả về lượng và chất.
Đâu là ứng dụng của ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ phản ứng?
Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đèn cồn đun nóng các chất là biện pháp sử dụng yếu tố nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng
Cho phương trình hóa học của phản ứng: \(2CO(g) + {O_2}(g) \to 2C{O_2}(g)\). Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 80oC xuống 50oC?
Ta có t2=50oC, t1=80oC
Áp dụng công thức: \(\dfrac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\dfrac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}} = {2^{\dfrac{{50 - 80}}{{10}}}} = {2^{ - 3}} = 1/8\)
Tốc độ phản ứng giảm 8 lần khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 80oC xuống 50oC
Ở 35oC tốc độ một phản ứng là 0,036 mol.l-1.h-1. Ở 45oC tốc độ phản ứng đó là 0,09 mol.l-1.h-1. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng là
Ta có t2=45oC, t1=35oC
Áp dụng công thức: \(\dfrac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\dfrac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}} \Leftrightarrow \dfrac{{0,09}}{{0,036}} = {\gamma ^{\dfrac{{45 - 35}}{{10}}}} = {\gamma ^1} = 2,5\)
Hằng số k phụ thuộc
Hằng số k chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.
Hằng số tốc độ phản ứng k được gọi là tốc độ riêng khi
Hằng số tốc độ phản ứng k được gọi là tốc độ riêng khi nồng độ tất cả các chất đầu đều bằng đơn vị.
Phải mất bao lâu thì lượng chất ban đầu sẽ phân hủy còn lại 12,5%?
\(v = \dfrac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{(100\% - 12,5\% ){C_A}}}{{\Delta t}}\)
Lại có \(v = k.{C_A}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{(100\% - 12,5\% ){C_A}}}{{\Delta t}} = 1,{25.10^{ - 3}}.{C_A}\)\( \Rightarrow \Delta t = 700s\)
Hằng số tốc độ phản ứng là
Sau 540 giây lượng chất đầu chỉ còn lại 32,5% => Đã có 67,5% chất đầu phản ứng
\(v = \dfrac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{67,5\% {C_A}}}{{540}}\)
Lại có \(v = k.{C_A}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{67,5\% {C_A}}}{{540}} = k.{C_A}\) => k=1,25.10-3 (s-1)
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ Br- và ClO- đều tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Khi nồng độ Br- và ClO- đều tăng 3 lần: \(v' = k.(3{C_{B{r^ - }}}).(3{C_{Cl{O^ - }}}) = 9v\)
=> Tốc độ khi đó tăng 9 lần
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ Br- tăng 3 lần, nồng độ ClO- không đổi thì tốc độ phản ứng
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Khi nồng độ Br- tăng 3 lần, nồng độ ClO- không đổi: \(v' = k.(3{C_{B{r^ - }}}).{C_{Cl{O^ - }}} = 3v\)
=> Tốc độ khi đó tăng 3 lần
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Cho phương trình phản ứng sau: \(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\). Từ thực nghiệm, biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: \(v = k.C_{NO}^2.{C_{{O_2}}}\). Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO lên 2 lần?
Gọi nồng độ ban đầu của NO và O2 lần lượt là \({C_{NO}}\)và \({C_{{O_2}}}\)=> \(v = k.C_{NO}^2.{C_{{O_2}}}\)
Khi tăng nồng độ NO lên 2 lần tức có \(2{C_{NO}}\)=> \(v' = k.{(2{C_{NO}})^2}.{C_{{O_2}}} = 4k.C_{NO}^2.{C_{{O_2}}} = 4v\)
=> Khi tăng nồng độ NO lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 4 lần
Cho phương trình phản ứng tổng hợp phosgene (COCl2) là một chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất sau:
\(CO + C{l_2} \to COC{l_2}\)
Phương trình tốc độ phản ứng được xác định từ thực nghiệm có dạng như sau:
\(v = k.{C_{CO}}.C_{C{l_2}}^{3/2}\)
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ Cl2 lên 3 lần?
Gọi nồng độ ban đầu của CO và Cl2 lần lượt là \({C_{CO}}\)và \({C_{C{l_2}}}\)=> \(v = k.{C_{CO}}.C_{C{l_2}}^{3/2}\)
Khi tăng nồng độ Cl2 lên 3 lần tức có \(3{C_{C{l_2}}}\)=> \(v' = k.{C_{CO}}.{(3{C_{C{l_2}}})^{3/2}} \simeq 5,2k{C_{CO}}.C_{C{l_2}}^{3/2} = 5,2v\)
=> Khi tăng nồng độ Cl2 lên 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên khoảng 5,2 lần