Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố được tạo thành từ
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố được tạo thành từ electron, proton và nơtron.
Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ?
Câu không đúng là: Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân.
Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?
Điều khẳng định không đúng là: Tất cả các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Vì nguyên tử H được cấu tạo từ 1 e và 1 p
Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 8 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là
Đường kính nguyên tử = 10000.đường kính hạt nhân
Đường kính hạt nhân = 8 cm = 0,08 m
=> Đường kính nguyên tử = 10000.0,08 = 800 m
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tử X có số khối là
Tổng số hạt = P + E + N = 2Z + N = 40
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 => P + E – N = 2Z – N = 12
=> Z = 13, N = 14 => số khối A = Z + N = 27
Một kim loại M có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Kim loại M là
Số khối A = Z + N = 54
Tổng số hạt cơ bản của M là 80 => P + E + N = 80 => 2Z + N = 80
=> Z = 26 và N = 28
Có Z = 26 => kim loại M là Fe
Tổng số hạt mang điện của phân tử XCl3 là 116. Biết số hiệu nguyên tử của clo là 17. Điện tích hạt nhân X là
Ta có nguyên tử trung hòa về điện => số p bằng số e
Số hạt mang điện trong X là PX + EX = 2PX
Số hạt mang điện trong Clo là PCl + ECl = PCl =17.2=4=34
Phân tử gồm 3 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử X.
=> Tổng số hạt mang điện trong phân tử XCl3= PX + EX + 3.(PCl + ECl) = 2PX + 3.2.17 = 116
=> PX = 7
=> Điện tích hạt nhân của X là 7+
Tổng số hạt của phân tử XY là 45. Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69. Trong các nguyên tử X, Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Giá trị đúng nhất với số khối của X, Y là
Tổng số hạt của phân tử XY là 45 => PX + EX + NX + PY + EY + NY = 45
=> 2PX + NX + 2PY + NY = 45 (1)
Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69 => PX + EX + NX + 2.(PY + EY + NY) = 69
=> 2PX + NX + 2.(2PY + NY) = 69 (2)
Từ (1) và (2) => 2PX + NX = 21 và 2PY + NY = 24
Vì trong X và Y đều có số hạt P = số hạt N
=> 2PX + PX = 21 => PX = 7
2PY + PY = 24 => PY = 8
=> số khối AX = PX + NX = 14 và AY = PY + NY = 16
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65u. Khối lượng riêng của kẽm là
RZn = 1,35.10-1 nm = 0,135.10-7 cm (1 nm = 10-9 m)
1u = 1,6605.10-24 gam
mZn = 65.1,6605.10-24 = 107,9.10-24 gam
Vnguyên tử Zn = $\dfrac{4}{3}.\pi .{{R}^{3}}=\\\dfrac{4}{3}.\pi .{{(0,{{135.10}^{-7}})}^{3}}=\\10,{{3.10}^{-24}}\,\,c{{m}^{3}}$
Dnguyên tử Zn = \(\dfrac{m}{V} = \dfrac{{107,{{9.10}^{ - 24}}}}{{10,{{3.10}^{ - 24}}}} = 10,48\,\,g/c{m^3}\)
Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là
Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:
(2.ZM + NM) + 3.(2.ZX + NX) = 196 (1)
Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:
2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60 (2)
Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64 (3) và NM + 3.NX = 68 (4)
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8 (5)
Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16 (6)
Từ (5) và (6) => ZX – ZM = 4 (7) và NX – NM = 4 (8)
Từ (3) và (7) => ZX = 17 và ZM = 13
Từ (4) và (8) => NX = 18 và NM = 14
=> số khối của X là AX = ZX + NX = 17 + 18 = 35
Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28A và 56 gam/mol. Biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, phần còn lại là rỗng. Khối lượng riêng của Fe là
Đổi 1,28\(\mathop A\limits^o \)= 1,28.10-8 cm
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Fe nặng 56 gam => Khối lượng 1 nguyên tử Fe = m = 56 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Fe{\rm{ }} = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{28.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$
\( = > \,\,d = \frac{m}{V} = 10,59\,\,gam/c{m^3}\)
Vì Fe chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể nên khối lượng riêng thật sự của Fe = 10,59.0,74 = 7,84 gam/cm3
Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm trong tinh thể ?
Đổi 1,44 \(\mathop A\limits^o \) = 1,44.10-8 cm
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{44.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$
Nếu coi nguyên tử là một khối cầu đặc khít thì khối lượng riêng của nguyên tử là:
\( = > \,\,d = \frac{m}{V} = 26,179\,\,gam/c{m^3}\)
Gọi x là phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lượng riêng thực tế của Au = 19,36 $ = > {\rm{ }}x = \frac{{19,36}}{{26,179}}.100\% = 73,95\% $
Cho 1u = 1,66.10-27 kg. Nguyên tử khối của Neon là 20,179. Vậy khối lượng theo đơn vị kg của Neon là
mNe = NTK.mu = 20,179.1,66.10-27 = 33,5.10-27 (kg)
Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...
Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e
Trong hạt nhân nguyên tử (trừ H), các hạt cấu tạo nên hạt nhân gồm:
Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt proton, nơtron
Nguyên tử kali có 19 proton, 19 electron và 20 nơtron. Số khối của nguyên tử kali là
Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39
Số nơtron và số proton có trong một nguyên tử nhôm (\({}_{13}^{27}Al\)) lần lượt là
Số p = Z = 13
Số n = A – Z = 27 – 13 = 14
Vậy số n là 14 và số p là 13.
Kí hiệu nguyên tử biểu hiện đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
Kí hiệu của nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử Z và số khối A.
Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất:
Nguyên tử có có số hạt proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.
Trong nguyên tử, hạt mang điện là:
Trong nguyên tử: hạt electron mang điện tích âm, hạt proton mang điện tích dương, hạt nơtron không mang điện.
=> Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.