Bài tập thành phần nguyên tử

Câu 101 Trắc nghiệm

Cho các nhận xét sau:

(1) Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là a.

(2) Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số nơtron.

(3) Khi bắn phá hạt nhân người ta tìm thấy một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng của proton, hạt đó là electron.

(4) Trong nguyên tử bất kì thì điện tích của lớp vỏ luôn bằng điện tích của hạt nhân nhưng ngược dấu.

Số nhận xét đúng là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

+ 1 proton có điện tích là +1,6.10-19 C → Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6.a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là (1,6.a.10-19): (1,6.10-19) = a → Nhận xét (1) đúng.

+ Trong 1 nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron → Nhận xét (2) sai.

+ Trong hạt nhân gồm proton và nơtron nên bắn phá hạt nhân sẽ không thấy hạt electron → Nhận xét (3) sai.

+ Trong 1 nguyên tử bất kì số p = số e, nếu điện tích của lớp vỏ mang điện tích âm (-Z) thì điện tích của hạt nhân là +Z → Nhận xét (4) đúng.

Vậy có 2 nhận xét đúng.

Câu 102 Trắc nghiệm

Một nguyên tử có tổng số hạt là 46. Trong đó tỉ số hạt mang điện tích đối với hạt không mang điện là 1,875. Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử đó là (Cho biết me = 9,1094.10-31 kg; mP = 1,6726.10-27 kg; mn = 1,6748.10-27 kg).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vì nguyên tử có tổng số hạt là 46 nên P + E + N= 46 suy ra 2P + N =46 (1)

Vì đó tỉ số hạt mang điện tích đối với hạt không mang điện là 1,875 nên P + E = 1,875.N

Suy ra 2P – 1,875N= 0 (2)

Giải hệ (1) và (2) ta có P = 15 và N= 16

Vậy khối lượng tuyệt đối của nguyên tử là mnguyên tử= mp + mn + me= 15. 1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 15. 9,1094.10-31 = 5,1899.10-26 (kg)

Câu 103 Trắc nghiệm

Trong ion dương XY4+ có tổng số hạt bằng 29 và tổng số hạt mang điện dương bằng 11. Nguyên tử X có số hạt mang điện dương nhiều hơn số hạt mang điện dương trong Y bằng 6. Và số hạt không mang điện X nhiều hơn số hạt không mang điện trong Y bằng 7. Tổng số hạt không mang điện của hai nguyên tử X và Y là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi số hạt trong X là p1, n1 và trong Y là p2, n2 (biết số p = số e).

Phương trình (1) Trong ion dương XY4+ có tổng số hạt bằng 29: 2p1 + n1 + 8p2 + 4n2 = 29.

Phương trình (2) tổng số hạt mang điện dương trong XY4+ bằng 11: p1 + 4p2 = 11.

Phương tình (3) Nguyên tử X có số hạt mang điện dương nhiều hơn số hạt mang điện dương trong Y bằng 6.

⟹ p1 – p2 = 6

Phương trình (4) số hạt không mang điện X nhiều hơn số hạt không mang điện trong Y bằng 7.

⟹ n1 – n2 = 7

Từ (1) (2) (3) (4) suy ra p1 = 7, n1= 7, p2= 1, n2 = 0.

Tổng số hạt không mang điện của hai nguyên tử X và Y bằng 7.

Câu 104 Trắc nghiệm

Nguyên tử khối của nguyên tử M là 56, ion dương M2+ có số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện tron ion dương M2+

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số hạt trong M lần lượt là p, n, e.

Nguyên tử khối của nguyên tử M là 56 ⟹ p + n = 56 (1)

Trong ion dương M2+ có số hạt không mang điện là 30 ⟹ n = 30 (2)

Từ (1) và (2): p = 26, n = 30 ⟹ Số hạt mang điện trong M2+ là: 26 + 26 – 2 = 50.

Câu 105 Trắc nghiệm

Trong ion âm X- có tổng số hạt là 29 và số hạt mang điện chiếm 65,52% tổng số hạt. Số hạt mang điện trong X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Gọi số hạt trong X lần lượt là p, n, e.

ion âm X- có tổng số hạt là 29⟹ p + n + (e+1) = 29 ⟹ 2p + n = 28 (1)

Trong ion âm X- hạt mang điện chiếm 65,52% tổng số hạt trong ion âm

⟹ \(p + e + 1 = \frac{{65,52.29}}{{100}} \Rightarrow p = e = 9\) (2)

Từ (1) và (2): p = 9, n = 10 ⟹ Số hạt mang điện trong X là 18.

Câu 106 Trắc nghiệm

Ion âm  X2- có tổng số hạt là 26. Nguyên tử X có số khối là 16. Số hạt electron trong X2- là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Gọi số hạt trong X lần lượt là p, n, e

Ion dương X2- có tổng số hạt là 26 ⟹ p + n + (e + 2) = 26 ⟹ 2p + n = 24 (1)

Nguyên tử X có số khối là 16: p + n = 16 (2)

Từ (1) và (2): p = n = 8 ⟹ Số hạt e trong Xlà 8 ⟹ số hạt e trong X2- là 8 + 2=10.

Câu 107 Trắc nghiệm

Ion dương M2+ có tổng số hạt là 91và tỉ lệ \(\frac{e}{n} = \frac{{27}}{{35}}\). Số electron trong M là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số hạt trong M lần lượt là p, n, e

Ion dương M2+ có tổng số hạt là 91 ⟹ p + n + (e – 2) = 91 ⟹ 2p + n =93 (1)

tỉ lệ \(\frac{{e - 2}}{n} = \frac{{27}}{{35}}\) mà p = e nên \(\frac{{p - 2}}{n} = \frac{{27}}{{35}} \Rightarrow 35p - 27n = 70\) (2)

Từ (1) và (2): p = 29, n = 35 ⟹ Số hạt e trong M là 29.

Câu 108 Trắc nghiệm

Nguyên tử Y có tổng số hạt là 30. Số hạt mang điện dương là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có \(1 \leqslant \frac{n}{p} \leqslant 1,5 \Rightarrow 3p \leqslant 2p + n \leqslant 3,5p\)

Suy ra: \(\frac{{2p + n}}{{3,5}} \leqslant p \leqslant \frac{{2p + n}}{3} \Rightarrow \frac{{30}}{{3,5}} \leqslant p \leqslant \frac{{30}}{3} \Rightarrow 8,57 \leqslant p \leqslant 10\) vậy p = 9 hoặc p = 10

Nếu p = 9 ⟹ n = 30 – 2.9 = 12 (vô lí vì p = 9 ⟹ F. F có số khối A = 19 ⟹ n = 10).

Nếu p = 10 ⟹ n= 30 – 2.10 = 10 (thỏa mãn)

Số hạt mang điện dương là 10.

Câu 109 Trắc nghiệm

Nguyên tử X có số khối là 16, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Số khối là 16: p + n =16 (1)

Số hạt không mang điện là 8: n = 8 (2)

Từ (1) và (2): p = 8, hạt mang điện gồm p và e ⟹ p + e = 16.

Câu 110 Trắc nghiệm

Một nguyên tử X có số khối là 80, X có tỉ lệ số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 14/9. Số hạt không mang điện là 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Số khối của X là 80: p + n = 80 (1)

X có tỉ lệ số hạt mang điện (gồm hạt p và hạt e) và số hạt không mang điện là 14/9: \(\frac{{2p}}{n} = \frac{{14}}{9}\) (2)

Từ (1) và (2): p = e = 35; n = 45.

Câu 111 Trắc nghiệm

Nguyên tử Y có tổng số hạt 60, số lượng các hạt trong Y bằng nhau. Số hạt e là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tổng số hạt X là 2p + n = 60 (1)

Số lượng các hạt bằng nhau: n = p = e (2)

Từ (1) (2) ⟹ p= e = n = 20.

Câu 112 Trắc nghiệm

Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong 5,6 gam sắt có số nguyên tử sắt là 6,02.1023 .5,6/56= 6,02.1022 nguyên tử sắt.

Mà 1 nguyên tử sắt có 26 electron.

Vậy tổng số hạt electron trong 5,6 gam sắt là 6,02.1022. 26=  15,66. 1023

Câu 113 Trắc nghiệm

Nguyên tử R có điện tích ở lớp vỏ là -41,6.10-19 culong. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điện tích của 1 electron bằng -1,6.10-19 culong.

Số electron trong lớp vỏ của nguyên tử R là (-41,6.10-19) : (-1,6.10-19)= 26

Số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó hạt nhân của R có 26 proton.

Trong nguyên tử R thì số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó trong nguyên tử R thì tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương. Do đó nguyên tử R trung hòa về điện.

Câu 114 Trắc nghiệm

Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 8 gam oxi. Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần một nguyên tử hiđro ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khi điện phân, 1 phân tử 2H2O → 2H+ O2  ;

Theo PT cứ 4 mol H tương ứng với 2 mol O

Theo đề bài: ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 8 gam oxi

Suy ra khối lượng 1 nguyên tử oxi nặng gấp \({{4 \times 8} \over {2 \times 1}} = 16\,\) lần khối lượng của một nguyên tử hiđro.

Câu 115 Trắc nghiệm

Cho các nhận xét sau: Trong nguyên tử:

(1) Tổng số hạt proton bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

(2) Số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron lớp vỏ của nguyên tử.

(3) Số hạt proton bằng số hạt nơtron.

(4) Số hạt nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Số nhận xét không đúng là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nhận xét (1) không đúng vì tổng số hạt proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

Nhận xét (2) đúng.

Nhận xét (3) không đúng vì trong hạt nhân số hạt proton và số hạt nơtron có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

Nhận xét (4) không đúng vì số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Vậy có 3 nhận xét không đúng.

Câu 116 Trắc nghiệm

Tính khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử lưu huỳnh (gồm 16 proton, 16 notron, 16 electron)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

mtuyệt đối nguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me

                              = 16.1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 16.9,1094.10-31

                              = 5,3573.10-26 kg

Câu 117 Trắc nghiệm

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z = 112 => Z = 56

Câu 118 Trắc nghiệm

Xác định số nguyên tử N có trong 0,2 mol khí Nitơ.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khí nito có công thức là N2.

- Số mol nguyên tử N có trong 0,2 mol khí N2 là: nN = 2nN2 = 2.0,2 = 0,4 mol

- Số nguyên tử N có trong 0,4 mol N là: N = n.NA = 0,4.6,022.1023 = 2,4088.1023 (nguyên tử)

Câu 119 Trắc nghiệm

Ion X3+ có tổng số hạt cơ bản là 38 hạt. Vậy X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

X3+ có tổng hạt cơ bản là 38 ⟹ X có tổng hạt cơ bản là 38 + 3 = 41

⟹ 2Z + N = 41 ⟹ N = 41 - 2Z

Các nguyên tố có Z ≤ 82 luôn có: Z ≤ N ≤ 1,5Z

⟹ Z ≤ 41 - 2Z ≤ 1,5Z

⟹ 11,7 ≤ Z ≤ 13,7

Vậy Z = 12 (Mg) hoặc Z = 13(Al)

Câu 120 Trắc nghiệm

Tổng số hạt không mang điện trong phân tử natri sunfua là bao nhiêu? Biết \({}_{11}^{23}Na\), \({}_{16}^{32}S\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ kí hiệu \({}_{11}^{23}Na\) ⟹ Số nơtron trong nguyên tử Na là 23 - 11 = 12

Từ kí hiệu \({}_{16}^{32}S\) ⟹ Số nơtron trong nguyên tử S là 32 - 16 = 16

Tổng số hạt không mang điện trong phân tử Na2S là: 2.12 + 16 = 40