Xác định số nguyên tử N có trong 0,2 mol khí Nitơ.
Khí nito có công thức là N2.
- Số mol nguyên tử N có trong 0,2 mol khí N2 là: nN = 2nN2 = 2.0,2 = 0,4 mol
- Số nguyên tử N có trong 0,4 mol N là: N = n.NA = 0,4.6,022.1023 = 2,4088.1023 (nguyên tử)
Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện là 38 và có số khối là 39. Số hạt không mang điện là
Tổng số hạt mang điện là 38: p + e = 38 mà số p = số e ⟹ 2p=38 ⟹ p=19
Số khối là 39: p + n = 39 ⟹ n = 39 – 19 = 20.
Trong nguyên tử, hạt mang điện là:
Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton (hạt mang điện tích dương) và electron (mang điện tích âm).
Nguyên tử X có tổng số hạt là 10 và số khối là 7. Số hạt không mang điện là
Tổng số hạt là 2p + n = 10 (1)
Số khối là: p + n = 7 (2)
Từ (1) và (2): n = 4; p = e = 3
Số khối của nguyên tử Z bằng 9, trong đó số hạt không mang điện hơn số hạt mang điện âm là 1. Số hạt electron là
Số khối Z là p + n = 9 ⟹ e + n = 9 (1)
Số hạt không mang điện hơn số hạt mang điện âm là 1: n – e = 1(2)
Từ (1) và (2): n = 5; p = e = 4.
Các hạt tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
Các hạt tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tử là proton và nơtron.
Cho các phát biểu sau về nguyên tử:
(1) Nguyên tử gồm có 2 thành phần chính là hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
(2) Kích thước của hạt nhân xấp xỉ bằng kích thước của nguyên tử.
(3) Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, số proton luôn bằng số nơtron.
Số phát biểu đúng là
(1) đúng
(2) sai, kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử
(3) đúng
(4) sai
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về cấu tạo nguyên tử?
C sai vì lớp vỏ nguyên tử chỉ có electron.
Cho kí hiệu nguyên tử \(_{19}^{39}K\). Nguyên tử kali có số hạt mang điện là:
Từ kí hiệu nguyên tử \(_{19}^{39}K\) suy ra số p= Z= 19
Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e= 19.
Vậy nguyên tử kali có số hạt mang điện là 19 + 19= 38 hạt.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Ta có: đường kính của hạt nhân nguyên tử vào khoảng 10-5 nm= 10-14m,
đường kính nguyên tử vào khoảng 10-10m
Suy ra đường kính của hạt nhân nhỏ hơn đường kính nguyên tử khoảng 10 000 lần. Vậy phát biểu A đúng.
Ta có: mp= 1,6726.10-27kg và mn= 1,6748.10-27 kg. Suy ra phát biểu B đúng.
Ta có: me= 9,1094.10-31 kg nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Suy ra phát biểu C đúng.
Ta có me <<mP nên khối lượng electron nhỏ hơn khối lượng của proton khoảng 1840 lần.
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
D Sai vì lớp vỏ được tạo thành bởi các đám mây electron , do electron chuyển động liên tục tạo thành chứ không thể đặc khít được
Cho 1u = 1,66.10-27 kg. Nguyên tử khối của Neon là 20,179. Vậy khối lượng theo đơn vị kg của Neon là
mNe = NTK.mu = 20,179.1,66.10-27 = 33,5.10-27 (kg)
Tổng số proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 13. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
Tổng số hạt p, n,e trong X là 2p + n =13
Vì với một chất bất kì đều có p ≤ n ≤ 1,52p nên3,69 ≤p ≤4,33 nên p=4
Nguyên tử 13Al27 có:
ZXA : Z = số E và A = số P + số N = Số E + số N
=> Số e = 13 = số p : A = 27 = Số E + số N
=> Số n = 27 – 13 = 14
Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là:
Nguyên tử nguyên tố B có p + n + e =34
Vì p = e nên 2p + n = 34
Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hát không mang điện nên 2 p : n =1,8333
Giải 2 phương trình trên ta được p =11 và n=12
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
Các hạt tạo nên hầu hết các nguyên tử là: p, n, e
Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 31 hạt. Điện tích hạt nhân của T là:
T có: p + n + e = 2p + n = 31
Mà trong 82 nguyên tố đầu tiên ta có:
\(1 \le \dfrac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \dfrac{{31 - 2p}}{p} \le 1,5 \Rightarrow p \le 31 - 2p \le 1,5p \Rightarrow 8,9 \le p \le 10,3\)
=> p = 9 hoặc p = 10
Xét các phương án thấy p = 10 thỏa mãn.
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:
=>C
Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về cấu tạo nguyên tử:
C Sai vì lớp vỏ nguyên tử chỉ gồm electron
=>C
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 40 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Y có số khối là:
Y có: p + n + e = 2p + n = 40 ; Trong hạt nhân Y : n – p = 1
=> p = 13, n = 14
=> A = p + n = 13 + 14 = 27