Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit A no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73% N về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là
\({M_A} = \frac{{14}}{{15,73\% }} = 89 \to A:Ala\)
\({n_{{{(ala)}_3}}} = 0,18\,\,mol\)
\({n_{{{(ala)}_2}}} = 0,16\,mol\)
\({n_{ala}} = 1,04\,\,mol\)
Bảo toàn Ala: \( \to {n_{{{(ala)}_4}}} = 0,475\,\,mol\)
\( \to {m_{{{(ala)}_4}}} = 143,45\,\,gam\)
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:
Sản phẩm muối có dạng CxH2xNO2Na
Mmuối =$\frac{{23}}{{0,2072}}$= 111 → muối là Ala-Na
nAla-Na = 11,1 / 111 = 0,1 mol
TH1: X tạo bởi 2 Ala → nX = nAla / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol
→ MX = 14,6 / 0,05 = 292 (loại vì MAla-Ala = 160)
TH2: X tạo bởi Ala và 1 amino axit khác → npeptit = nAla = 0,1 mol
→ MX = 14,6 / 0,1 = 146 → Maa còn lại = 146 – 89 + 18 = 75 (Gly)
Vậy X là Gly-Ala hoặc Ala-Gly
Thủy phân hoàn toàn đipeptit có công thức là Gly-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được sản phẩm là
Phương trình phản ứng :
Gly-Ala + 2NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + CH3-CH(NH2)-COONa + 2H2O
Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm alanin, glyxin, valin có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 1. Số CTCT của X là
Tripeptit X + H2O → Ala + 2Gly
→ X tạo bởi 1 Gly; 1 Val và 1 Ala
Các đồng phân của X là
Gly-Val-Ala
Ala- Val -Gly
Gly-Ala-Val
Ala- Gly-Val
Val- Ala -Gly
Val- Gly - Ala
Đun nóng 0,02 mol tripeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
MAla-Gly-Glu= 89 + 75 + 147 – 2.18 = 275
Ala-Gly-Glu + 4NaOH → hh muối + 2H2O
Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH – mH2O = 0,02.275 + 4.0,02.40 – 2.0,02.18 = 7,98 gam
Cho 36,9 gam peptit X do n gốc glyxin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 45gam glyxin duy nhất. X thuộc loại nào?
nGly = 45 / 75 = 0,6 mol
X: (Ala)n → nAla
\(\begin{array}{l} \to \,\,{n_X} = \frac{{{n_{Gly}}}}{n} = \frac{{0,6}}{n} \to \,\,{M_X} = \frac{{36,9}}{{\frac{{0,6}}{n}}} = 61,5n\\ \to 61,5n = 75n - (n - 1).18\,\, \to \,\,n\, = 4\end{array}\)
Vậy X là tetrapeptit
Khi thủy phân hoàn toàn 33,1 gam một oligopeptit X thu được 17,8 gam alalin và 22,5 gam glyxin. X thuộc loại nào?
nAla = 17,8 / 89 = 0,2 mol; nGly = 22,5 / 75 = 0,3 mol
→ trong X có tỉ lệ Ala : Gly là 2 : 3
X có dạng (Ala) 2a(Gly)3a → MX = 89a + 75.3a – (5a -1).18 = 313a +18
Bảo toàn mắt xích Ala : nX = nAla / a = 0,2 / 2a= 0,1/a
\(\eqalign{
& \to \,\,{M_X} = {{33,1} \over {{{0,1} \over a}}} = 331a = 313a + 18 \cr
& \to a = 1 \cr} \)
→ X thuộc loại pentapeptit
Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,015 mol X trong 100ml dung dịch NaOH 0,5 M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
X là Gly-Gly-Ala có MX = 75.2 + 89 – 2.18 = 203
Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O
0,015 → 0,015 mol
Bảo toàn khối lượng : mcrắn = mx + mNaOH ban đầu – mH2O = 0,015.203 + 0,05.40 – 0,015.18 = 4,775 gam
Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong X là
Giả sử peptit X có số mắt xích là n
X + nKOH → hh rắn + H2O
Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 15%
→ nKOH = 1,1.n.nX = 1,1.n.0,1 = 0,11n
Bảo toàn khối lượng : mX + mKOH = mchất rắn + mH2O
\( \to m + 0,11.56 = m + 29 + 18.0,1 \to n = 5\)
→ số liên kết peptit trong X là : 5 – 1 = 4
Thủy phân hoàn toàn 24 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu sản phẩm trong đó có 33,3 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:
Sản phẩm muối có dạng CxH2xNO2Na
Mmuối = \(\dfrac{{23}}{{0,2072}}\)= 111 →muối là Ala-Na
nAla-Na = 33,3 / 111 = 0,3 mol
TH1: X tạo bởi 2 Ala → nX = nAla / 2 = 0,3 / 2 = 0,15 mol
→ MX = 24 / 0,15 = 160 => X là Ala -Ala
TH2: X tạo bởi Ala và 1 amino axit khác → npeptit = nAla = 0,3 mol
→ MX = 24 / 0,3 = 80 → Maa còn lại = 80 – 89 + 18 = 9 (Loại)
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tripeptit mạch hở X và 3a mol đipeptit mạch hở Y với 100 ml dung dịch NaOH 9M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 92,9 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
nNaOH = 0,9 mol = 3a + 3a.2 → a = 0,1 mol
ta có nH2O = nX + nY = a + 3a = 4a = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng : m + mNaOH = mmuối + mH2O
→ m = 64,1 gam
Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m+11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit
(2) Giá trị của m = 20,8 gam
(3) Phân tử khối của X là 416
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14%
Số phát biểu đúng là
Do peptit được tạo bởi Gly, Ala, Val nên ta quy đổi hỗn hợp X thành CONH, CH2, H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit)
*Khi cho m (g) X phản ứng với NaOH vừa đủ: nNa2CO3 = 15,9 : 106 = 0,15 mol
BTNT "Na": nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,3 mol => nCONH = nNaOH = 0,3 mol
Sơ đồ bài toán:
\(m(g)\,X\left\{ \matrix{
CONH:0,3 \hfill \cr
C{H_2}:x \hfill \cr
{H_2}O:y \hfill \cr} \right. + NaOH:0,3 \to (m + 11,1)\,(g)\,Muoi\left\{ \matrix{
COONa:0,3 \hfill \cr
N{H_2}:0,3 \hfill \cr
C{H_2}:x \hfill \cr} \right.\)
Ta có: m = 43.0,3 + 14x + 18y (g) (1)
m + 11,1 = 67.0,3 + 16.0,3 + 14x (2)
Lấy (2) - (1) thu được z = 0,05 => n peptit = nH2O = z = 0,05 mol
Số mắt xích của X là: nCONH : nX = 0,3 : 0,05 = 6
*Khi cho m (g) X phản ứng với HCl vừa đủ:
X + 5H2O + 6HCl → Muối
0,05 → 0,25 → 0,3
BTKL: mX + mH2O + mHCl = m muối => m + 0,25.18 + 0,3.36,5 = 36,25 => m = 20,8 (g)
=> MX = 20,8 : 0,05 = 416 đvC
Giả sử X có công thức là: GlynAlamVal(6-n-m) với n + m < 6
=> MX = 75n + 89m + 117(6-n-m) - 18.5 = 416 hay 42n + 28m = 196 có cặp nghiệm thỏa mãn là n = 4; m = 1
Vậy X là Gly4AlaVal
Xét các phát biểu:
(1) X là hexapeptit => đúng
(2) Giá trị của m = 20,8 gam => đúng
(3) Phân tử khối của X là 416 => đúng
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala => đúng
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14% => sai
nGly-HCl = 4nX = 4.0,05 = 0,2 mol => mGly-HCl = 0,2.(75 + 36,5) = 22,3 gam
=> %mGly-HCl = (22,3/36,25).100% = 61,5%
Vậy có tất cả 4 phát biểu đúng
Thủy phân hoàn toàn 30,3 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các α-amino axit có dạng NH2CxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 48,5 gam muối. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 30,3 gam X bằng dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị m là
X5 + 5NaOH → muối + H2O
a → 5a → a
Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O
→ 30,3 + 5a.40 = 48,5 + 18a → a = 0,1
X5 + 4H2O + 5HCl → muối
Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
→ mmuối = 30,3 + 4.0,1.18 + 5.0,1.36,5 = 55,75
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Vla-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 22,5 gam Gly và 23,4 gam Val. Giá trị của m là
\(\eqalign{
& m?\left\{ \matrix{
Ala - Vla - Ala - Gly - Ala:\,a\,mol \hfill \cr
Val - Gly - Gly:\,b\,mol \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
Gly:a + 2b \hfill \cr
Ala:3a\,(x = ?\,gam) \hfill \cr
Val:a + b \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
a + 2b = 22,5/75 \hfill \cr
a + b = 23,4/117 \hfill \cr} \right. \cr
& \left\{ \matrix{
a = 0,1 \hfill \cr
b = 0,1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = 3.0,1.89 = 26,7\,gam \hfill \cr
m = 22,5 + 23,4 + 26,7 - 18(0,1.4 + 0,1.2) = 61,8\,gam \hfill \cr} \right. \cr} \)
Ngoài cách dùng bảo toàn khối lượng như trên để tính m, ta có thể tính ra M của từng peptit rồi nhân với số mol tương ứng.
Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100ml dung dịch H2SO4 3M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Z gồm NaOH 5M và KOH 5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 95,7 gam muối. Giá trị của a là
nH2SO4 = 0,3 mol; nNaOH = 0,5 mol; nKOH = 0,5 mol
Coi hỗn hợp Y gồm valin (x mol), Gly-Ala (y mol) và H2SO4 (0,3 mol) chưa phản ứng với nhau
Vì Y pahrn ứng vừa đủ với dung dịch Z nên :
nVal + 2nGly-Ala + 2nH2SO4 = nNaOH + nKOH → x + 2y + 0,3.2 = 1 (1)
Trong dung dịch Z chứa các ion:
H2N-C4H8-COO- (Val) : x mol
H2N-CH2-COO- (Gly) : y mol
H2N-C2H4COO- (Ala) : y mol
: 0,3 mol; Na+ : 0, 5mol; K+ : 0,5 mol
→ mmuối = 116x + (74 + 88)y + 0,3.96 + 0,5.23 + 0,5.39 = 95,7 (2)
Từ (1) và (2) → x = 0,1 mol; y = 0,05
→ a = x + y = 0,25 mol
Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (đktc, T có tỉ khối hơi so với H2<15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
\(\eqalign{
& \% {m_O} = {{16.5.100\% } \over {\underbrace {4.{M_Z} - 18.3}_{{M_X}}}} = 26,49\% \,\,\, \to \,\,\,{M_Z} = 89\,(Ala) \cr
& T:RN{H_2} \Rightarrow {M_T} = R + 16 < 30 \Rightarrow R < 14\,(R = H) \cr
& E\left\{ \matrix{
Ala - Ala - Ala - Ala:\,x\,mol \hfill \cr
C{H_3}CH(N{H_2})COON{H_4}:0,12 \hfill \cr
C{H_3}CH(N{H_2})COOH:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
4x + y + 0,12 = 0,2 \hfill \cr
302x + 106.0,12 + 89.y = 19,3 \hfill \cr} \right. \cr
& \Rightarrow x = 0,01;\,y = 0,04 \cr
& E + HCl \to BT\,\,Ala:C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH:(0,01.4 + 0,12 + 0,04) = 0,2\,mol \cr
& \Rightarrow m = {m_{C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH}} + {m_{N{H_4}Cl}} = 0,2.(89 + 36,5) + 0,12.53,5 = 31,52\,gam \cr} \)
Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Ala; Glu-Gly và tripeptit là Ala-Gly-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:
Ta thấy X → Ala-Gly-Glu + Glu-Gly
Mà X chỉ chứa 1 Glu → X chứa Ala-Gly-Glu -Gly
Mặt khác, X tạo Ala-Ala mà X là pentapeptit → X là Ala- Ala-Gly-Glu-Gly.
Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Gly ; Val-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
X → Gly-Ala+ Phe-Gly + Val-Phe
→ Cấu tạo của X là Val-Phe-Gly-Ala
Thuỷ phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở thu được alanin, glyxin và glutamin theo tỷ lệ mol 2 : 1 : 1. Mặt khác, thuỷ phân không hoàn toàn X thu được 3 đipeptit là Ala-Glu; Ala-Ala và Glu-Gly. Vậy công thức cấu tạo của X là:
Trong X có 2 Ala, 1 Gly và 1 Glu
X → Ala-Glu + Ala-Ala + Glu-Gly
→ cấu tạo của X là Ala-Ala-Glu-Gly
Thuỷ phân một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp 2 đipeptit là Ala-Gly và Lys-Ala. Vậy amino axit đầu N và đầu C của tripeptit ban đầu là :
X → Gly-Ala + Lys-Ala
→ X là Lys-Ala-Gly
→ Lysin là amino aixt đầu N và Glyxin là amino aixt đầu C