Một con lắc lò xo có đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào một vật nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi vào li độ x. Tốc độ của vật nhỏ khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng bằng.
Từ đồ thị ta thấy khi thế năng đàn hồi bằng 0:
\({E_{tdh}} = 0 \Rightarrow \Delta {l_0} = 0 \Leftrightarrow x = + 2,5\,\,cm\) → ở vị trí lò xo không biến dạng, li độ của vật: x = 2,5 cm
Vậy tại vị trí cân bằng, lò xo giãn một đoạn 2,5 cm, thế năng đàn hồi của vật khi đó:
\({E_{tdh}} = \dfrac{1}{2}k{x^2} \Leftrightarrow \dfrac{9}{{640}} = \dfrac{1}{2}k.0,{025^2} \Rightarrow k = 45\,\,\left( {N/m} \right)\)
Từ đồ thị ta thấy thế năng hấp dẫn cực đại của vật là:
\({E_{thd\max }} = mgA \Leftrightarrow \dfrac{9}{{160}} = m.10.0,05 \Rightarrow m = 0,1125\,\,\left( {kg} \right)\)
Tần số góc của con lắc là: \(\omega = \sqrt {\dfrac{k}{m}} = \sqrt {\dfrac{{45}}{{0,1125}}} = 20\,\,\left( {rad/s} \right)\)
Ta có công thức độc lập với thời gian:
\({x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} \Rightarrow 2,{5^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{{20}^2}}} = {5^2} \Rightarrow v = 86,6\,\,\left( {cm/s} \right)\)
Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được vẽ như sau. Phương trình dao động tổng hợp là
Từ đồ thị, ta thấy biên độ của hai dao động là: \({A_1} = {A_2} = 2\,\,\left( {cm} \right)\)
Ở thời điểm t = 0, li độ của dao động thứ nhất ở biên âm → pha ban đầu là: \({\varphi _1} = \pi \,\,\left( {rad} \right)\)
Ở thời điểm t = 0, li độ của dao động thứ hai là: \({x_{02}} = 1\,\,\left( {cm} \right) = \dfrac{{{A_2}}}{2}\)
Ở thời điểm \(t = \dfrac{1}{3}\,\,\left( s \right)\), li độ của dao động thứ hai là: \({x_2} = - {A_2}\)
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy pha ban đầu của dao động thứ hai là: \({\varphi _2} = \dfrac{\pi }{3}\,\,\left( {rad} \right)\)
Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến \(t = \dfrac{1}{3}\,\,\left( s \right)\), vecto \(\overrightarrow {{A_2}} \) quay được góc: \(\Delta \varphi = \dfrac{{2\pi }}{3}\,\,\left( {rad} \right)\)
Tần số góc của dao động là: \({\omega _2} = {\omega _1} = \omega = \dfrac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}} = \dfrac{{\dfrac{{2\pi }}{3}}}{{\dfrac{1}{3}}} = 2\pi \,\,\left( {rad/s} \right)\)
Phương trình hai dao động thành phần là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = 2\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\,\,\left( {cm} \right)\\{x_2} = 2\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\end{array} \right.\)
Sử dụng máy tính bỏ túi, ta có dao động tổng hợp:
\(x = {x_1} + {x_2} = 2\angle - \pi + 2\angle \dfrac{\pi }{3} = 2\angle \dfrac{{2\pi }}{3} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = 2\,\,\left( {cm} \right)\\\varphi = \dfrac{{2\pi }}{3}\,\,\left( {rad} \right)\end{array} \right.\)
Phương trình dao động tổng hợp là: \(x = 2\cos \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
Hai chất điểm có cùng khối lượng, dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song, có vị trí cân bằng cùng thuộc một đường thẳng vuông góc với các quỹ đạo. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 và x2 của hai chất điểm theo thời gian t như hình bên. Kể từ t = 0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 2021 thì tỉ số động năng của hai chất điểm \(\frac{{{{\rm{W}}_{d2}}}}{{{{\rm{W}}_{d1}}}}\) là
Từ đồ thị ta thấy hai chất điểm có biên độ bằng nhau và bằng A
Chu kì dao động của chất điểm thứ 2: \({T_2} = 2{T_1} \Rightarrow {\omega _2} = \frac{{{\omega _1}}}{2}\)
Hai chất điểm có cùng li độ x1 = x2, ta có:
\(\frac{{{{\rm{W}}_{d2}}}}{{{{\rm{W}}_{d1}}}} = \frac{{\frac{1}{2}m{\omega _2}^2\left( {{A^2} - {x_2}^2} \right)}}{{\frac{1}{2}m{\omega _1}^2\left( {{A^2} - {x_1}^2} \right)}} = \frac{{{\omega _2}^2}}{{{\omega _1}^2}} = \frac{1}{4} = 0,25\)
Hai con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai dao động đều nằm trên một đường thẳng qua O và vuông góc với Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo về \({F_{kv}}\) và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm \({t_1}\) , hai con lắc có cùng li độ và đúng bằng biên độ của con lắc 2. Tại thời điểm \({t_2}\) sau đó, khoảng cách giữa hai vật nặng theo phương Ox là lớn nhất. Tỉ số giữa thế năng của con lắc 1 và động năng của con lắc 2 tại thời điểm \({t_2}\) là
Từ đồ thị ta có:
Với đường (1):
\(\left\{ \begin{array}{l}{A_1} = 2cm\\{F_{k{v_1}ma{\rm{x}}}} = 2N = {k_1}{{\rm{A}}_1}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_1} = 2cm\\{k_1} = 100N/m\end{array} \right.\)
Với đường (2):
\(\left\{ \begin{array}{l}{A_2} = 1cm\\{F_{k{v_{2ma{\rm{x}}}}}} = 3N = {k_2}{A_2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_2} = 1cm\\{k_2} = 300N/m\end{array} \right.\)
Tại thời điểm \({t_1}\): \({x_1} = {x_2} = {A_2} = 1cm\)
Tại thời điểm \({t_2}\): khoảng cách giữa 2 vật nặng theo phương Ox là lớn nhất khi vuông góc với phương thẳng đứng, vẽ trên vòng tròn lượng giác ta được vị trí của 2 vật: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = \frac{{{A_1}\sqrt 3 }}{2}\\{x_2} = 0\end{array} \right.\)
Khi đó:
Thế năng của con lắc 1 tại thời điểm \({t_2}\):
\({{\rm{W}}_{{t_1}}} = \frac{1}{2}{k_1}x_1^2 = \frac{1}{2}100.{\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}.0,02} \right)^2} = 0,015J\)
Động năng của con lắc 2 tại thời điểm \({t_2}\):
\({{\rm{W}}_{{d_2}}} = {{\rm{W}}_2} = \frac{1}{2}{k_2}A_2^2 = \frac{1}{2}.300.0,{01^2} = 0,015J\)
\( \Rightarrow \frac{{{{\rm{W}}_{{t_1}}}}}{{{{\rm{W}}_{{d_2}}}}} = \frac{{0,015}}{{0,015}} = 1\)
Đề thi THPT QG - 2020
Hai vật A và B dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ \({x_1}\) của A và li độ \({x_2}\) của B theo thời gian t. Hai dao động của A và B lệch pha nhau
Từ đồ thị, ta có biên độ:
A1 = 5ô ; A2 = 4ô
Xét lúc 2 dao động cùng có li độ: x1 = x2 = 2 ô.
Dùng vòng tròn lượng giác:
Độ lệch pha của 2 dao động:
\(\Delta \varphi = {\alpha _1} + {\alpha _2} = {\cos ^{ - 1}}(\frac{2}{5}) + {\cos ^{ - 1}}(\frac{2}{4}) = 1.159 + \frac{\pi }{3} = 1.159 + 1,107 = 2,206\;rad\)
Hai con lắc lò xo giống nhau có cùng khối lượng vật nặng m và cùng độ cứng lò xo k. Hai con lắc dao động trên hai đường thẳng song song, có vị trí cân bằng ở cùng gốc tọa độ. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, đồ thị li độ - thời gian của hai dao động được cho như hình vẽ (con lắc thứ hai có biên độ nhỏ hơn con lắc thứ nhất ). Ở thời điểm t, con lắc thứ nhất có vận tốc 72cm/s và con lắc thứ hai có thế năng \({4.10^{ - 3}}J\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Khối lượng m là:
Từ đồ thị ta có:
+ Chu kì: \(T = 0,5s \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = 4\pi \,\left( {rad/s} \right)\)
+ Biên độ dao động:\({A_1} = 6cm;{A_2} = 2cm\)
\( \Rightarrow \) Phương trình dao động của hai con lắc lò xo:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = 6.cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\\{x_2} = 2.cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = 3 \Rightarrow \frac{{{W_{t1}}}}{{{W_{t2}}}} = \frac{{x_1^2}}{{x_2^2}} = \frac{{A_1^2}}{{A_2^2}} = 9\)
Ở thời điểm t ta có:
\(\frac{{{W_{t1}}}}{{{W_{t2}}}} = \frac{{{W_1} - {W_{d1}}}}{{{W_{t2}}}} = 9 \Leftrightarrow \frac{{\frac{1}{2}m.{\omega ^2}A_1^2 - \frac{1}{2}mv_1^2}}{{{W_{t2}}}} = 9\)
\( \Leftrightarrow \frac{{\frac{1}{2}.m.{{\left( {4\pi } \right)}^2}.0,{{06}^2} - \frac{1}{2}.m.0,{{72}^2}}}{{{{4.10}^{ - 3}}}} = 9\)
\( \Rightarrow m = 1,25kg = \frac{5}{4}kg\)