Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
Tổng quát: Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1:
Amin + HCl → Muối
Bảo toàn nguyên tố: mamin + mHCl = mmuối => mHCl = 24,45 – 13,5 = 10,95g
=> nHCl = 10,95 : 36,5 = 0,3 mol = 0,3x => x = 1
Cho 10 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Bảo toàn khối lượng ta có:
mamin + mHCl = mmuối
=> mHCl = 15,84 – 10 = 5,84 (g)
=> nHCl = 5,84 :36,5 = 0,16 (mol)
=> VHCl = n : V = 0,16 : 1 = 0,16 (lít) = 160 (ml)
Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: metylamin, etylamin, propylamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối khan. Giá trị của V là
Amin + HCl → Muối
BTKL: mHCl = m muối – m amin = 31,68 – 20 = 11,68 gam => nHCl = 11,68 : 36,5 = 0,32 mol
=> V dd HCl = n : CM = 0,32 : 1 = 0,32 lít = 320 ml
Để trung hòa 50 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 23,6% cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
nHCl = 0,2 mol
=> namin = nHCl = 0,2 mol
Khối lượng của amin trong 50 gam dung dịch 23,6% là: mamin = 50.23,6/100 = 11,8 gam
=> Mamin = 11,8 : 0,2 = 59 => CTPT: C3H9N
Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Đặt công thức của 2 amin đơn chức là RNH2
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Bảo toàn khối lượng ta có:
mHCl = mmuối - mRNH2 = 23,76 - 15 = 8,76 (g)
=> nHCl = 8,76:36,5 = 0,24 (mol)
=> VHCl = n : CM = 0,24 : 0,75 = 0,32 (lít) = 320 (ml)
Cho 8,76 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 13,14 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitơ trong X có giá trị gần đúng là
BTKL: mHCl = m muối – m amin = 13,14 – 8,76 = 4,38 gam
=> nN = nHCl = 4,38 : 36,5 = 0,12 mol
%mN = 0,12.14/8,76 = 19,18%
Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X sinh ra 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Để tác dụng với m gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
nN2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol
nN = nHCl = 2nN2 = 0,1 mol
=> V = n/CM= 0,1 : 1 = 0,1 lít = 100 ml
Cho dung dịch metyl amin dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl, Na2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số kết tủa thu được là
\(\left\{ \begin{gathered}AlC{l_3} \hfill \\FeC{l_3} \hfill \\Zn{(N{O_3})_3} \hfill \\Cu{(N{O_3})_2} \hfill \\\hfill\\HCl \hfill \\N{a_2}S{O_4} \hfill \\\end{gathered} \right.\xrightarrow{{C{H_3}N{H_2}\,vua\,du}}\left| \begin{gathered}Ket\,tua\left\{ \begin{gathered}Al{(OH)_3} \hfill \\Fe{(OH)_3} \hfill \\Zn{(OH)_2} \hfill \\Cu{(OH)_2} \hfill \\\end{gathered} \right.\xrightarrow{{C{H_3}N{H_2}\,du}}\left\{ \begin{gathered}Al{(OH)_3} \hfill \\Fe{(OH)_3} \hfill \\\end{gathered} \right. \hfill \\\hfill \\C{H_3}N{H_3}Cl \hfill \\ khong\,pu \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
PTHH xảy ra:
- Khi CH3NH2 vừa đủ:
AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
Zn(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2CH3NH3NO3
Cu(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2 H2O → Cu(OH)2↓ + 2CH3NH3NO3
HCl + CH3NH2 → CH3NH3Cl
- Khi CH3NH2 dư thì có sự hòa tan kết tủa Zn(OH)2 và Cu(OH)2 để tạo phức amin:
Zn(OH)2 + 6CH3NH2 → (Zn(CH3NH2)6)(OH)2
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 → (Cu(CH3NH2)4)(OH)2
Vậy có 2 kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3 và Fe(OH)3
Etylamin phản ứng với dung dịch HCl thu được sản phẩm là
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
Metylamin (CH3NH2) phản ứng được với dung dịch
Metylamin phản ứng được với dung dịch HCl
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :
CH3NH2 phản ứng với dung dịch FeCl3 thu được kết tủa hiđroxit
3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
Cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?
C3H9N có các đồng phân là
CH3-CH2-CH2NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-CH2-NH-CH3
(CH3)3N
Mỗi đồng phân tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1 muối → có thể tạo ra tối đa 4 muối
Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ?
A sai. Không nhận biết bằng mùi vì CH3NH2 độc
B sai. Dung dịch sau phản ứng không có hiện tượng gì
C sai vì không phản ứng
D đúng vì hơi HCl gặp hơi CH3NH2 tạo thành khói trắng
Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?
Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2
Phương trình phản ứng :
CH3NH2 + HBr → CH3NH3Br
2CH3NH2 + FeCl2 +2H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl
Anilin chỉ tác dụng với HBr, không tác dụng với FeCl2
C6H5NH2 + HBr → C6H5NH3Br
Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH; (4) anilin + H2O. Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?
Ống (1): Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp
Ống (2): Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Ống (3): anilin không phản ứng với dung dịch NaOH, không tan trong nước → có sự tách lớp
Ống (4): anilin không tan trong nước → có sự tách lớp
Cho dung dịch metylamin cho đến dư lần lượt vào từng ống nghiệm đựng các dung dịch AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl. Số chất kết tủa còn lại là :
Cho metylamin vào các dung dịch → ban đầu thu được các kết tủa : Al(OH)3, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2
Vì Zn(OH)2 và Cu(OH)2 tạo phức với amin => kết tủa còn lại thu được là Al(OH)3 và Fe(OH)3
Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2 ?
A sai vì amin độc nên không nhận biết bằng mùi
B sai vì 2 khí đều làm quỳ ẩm chuyển xanh
C sai vì 2 khí đều tạo khói trắng khi tác dụng với HCl đặc
D đúng vì đốt NH3 không thu được CO2 còn đốt CH3NH2 thu được CO2 làm vẩn đục nước vôi trong
Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?
Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất trimetylamin
Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên
Ứng dụng phản ứng : RNH2 + H+ -> RNH3+ (muối, dễ rửa trôi)
Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1 => nHCl = nC2H5NH2 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mC2H5NH2 + mHCl = 4,5 + 0,1.36,5 = 8,15 gam