Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
nC6H5NH2 = nC6H5NH3Cl = 38,85 / 129,5 = 0,3 mol
→ mC6H5NH2 = 0,3.93 = 27,9 gam
Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. X là
RNH2 + HCl → RNH3Cl
0,012 0,012
Mmuối = 0,81 / 0,012 = 67,5 => Mamin = 67,5 – 36,5 = 31
=> amin là CH3NH2
Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
Sử dụng bảo toàn khối lượng: mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam
Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch C không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{17,64 - 8,88}}{{36,5}} = 0,24\,\,mol\)
TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl = 0,24 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,24 = 37 => loại
TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2 = 0,12 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,12 = 74 => amin là H2NCH2CH2CH2NH2
Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là \(\bar RN{H_2}\)
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối amin => mHCl = 1,49 – 0,76 = 0,73 gam
=> nHCl = 0,02 mol
Vì amin đơn chức nên namin = nHCl = 0,02 mol
\( \to {\bar M_{\bar RN{H_2}}} = \dfrac{{0,76}}{{0,02}} = 38\,\, \to \,\,\bar R = 22\)→ có 1 amin là CH3NH2
Vì số mol 2 amin bằng nhau => nCH3NH2 = 0,01 mol => m = 0,31 gam
Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vửa đủ thu được m + 7,3 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 23,52 lít khí O2 (đktc). X có thể là
Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{m + 7,3 - m}}{{36,5}} = 0,2\,\,mol\)
Vì amin đơn chức => namin = 0,2 mol
Dựa vào 4 đáp án => amin no, mạch hở, đơn chức
Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol
Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức : nH2O - nCO2 = 1,5.namin
=> y – x = 0,3 (1)
Bảo toàn nguyên tử O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 2,1 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,6; y = 0,9
→ số C trong X = nCO2 / nX = 0,6 / 0,2 = 3
=> X là C3H9N
Sục V lít khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
PTHH: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
0,3 ← 0,1
=> nCH3NH2 = 0,3 mol => V = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 200 ml dung dịch A. Sục khí metylamin tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là
Cho metylamin dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2)
→ nAl(OH)3 = 11,7 / 78 = 0,15 mol => nAlCl3 = 0,15 mol
Cho NaOH dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư)
→ nCu(OH)2 = 9,8 / 98 = 0,1 mol => nCuCl2 = 0,1 mol
Vậy \({C_{M\,\,AlC{l_3}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,2}} = 0,75M;\,\,{C_{M\,\,CuC{l_2}}} = \dfrac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\)
Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 ?
Gọi công thức chung của metylamin và etylamin là RNH2
RNH2 + HCl → RNH3Cl
0,2 ← 0,2
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3RNH3Cl
0,96 ← 0,32
=> nRNH2 cần dùng = 0,2 + 0,96 = 1,16 mol => m = 1,16.2.17,25 = 40,02 gam
Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :
- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g
=> 2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y
=> x + y = 0,2 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2
=> x = 0,12 ; y = 0,08 mol
- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :
+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 => A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3
(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)
+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2
- Các phương trình phản ứng :
(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O
(M = 106)
(COONH3CH3)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O
(M = 134) => E
=> mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04g
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo amin bậc 1 của X là:
maxit = mmuối - maxit = 15 - 10 = 5 (gam)
namin = naxit = 5/36,5 = 0,136 (mol)
Mamin = 10 : 0,136 = 73 (gam/mol)
=> amin là C4H11N
CTCT các amin bậc 1 là:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2
CH3-CH2-CH(NH2)-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2-NH2
(CH3)3-C-NH2
Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là :
mHCl = 8,85 - 5,2 = 3,65 (gam)
nHCl = 0,1 (mol)
namin = aaxit = 0,1 mol
=> Khối lượng mol trung bình 2 amin là : 52 : 0,1 = 52
Vậy 2 amin là C3H9N và C2H7N hoặc CH5N và C4H11N
Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không đúng ?
mamin +maxit = mmuối
=> maxit = mmuối - mamin = 2,98 - 1,52 = 1,46 (g)
=> naxit = 0,04 mol
namin = naxit = 0,04 mol => số mol mỗi amin = 0,02 (mol) => B đúng
CM(HCl) = 0,04 : 0,2 = 0,2 (mol/l) => A đúng
Khối lượng mol trung bình 2 amin là: 1,52 : 0,04 = 38
Tổng khối lượng mol 2 amin là: 38 * 2 = 76
Vậy 2 amin có CTPT thỏa mãn là CH5N và C2H7N => C đúng
Đối với amin có CTPT C2H7N, thì amin này có thể là dimetyl amin hoặc etyl amin => D sai
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì CTPT của 3 amin là ?
maxit = mmuối - mamin = 31,68 - 20 = 11,68 (gam)
nHCl = 11,68/36,5 = 0,32 (mol)
Vì đây là amin đơn chức => namin = nHCl = 0,32 mol
Số mol mỗi amin (theo thứ tự M tăng dần) lần lượt là: 0,02 ; 0,2 và 0,1
Gọi khối lượng mol của amin có M bé nhất là X (gam/mol)
Vậy M của 2 amin còn lại là: X+ 14; X+ 28
Ta có phương trình:
0,02 *X + 0,2 * (X + 14) + 0,1 (X + 28) = 20
=> X = 45 => là C2H7N
Vậy 2 amin còn lại sẽ là : C3H9N và C4H11N
Chất X chứa (C,H,N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:
X + HCl → RNH3Cl → X là amin đơn chức bậc 1
%mN(X) = 45,16% → MX = 31g → CH3NH2 (CH5N)
Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2 M. Công thức phân tử của X là
RN + HCl -> RNHCl
0,7 <- 0,7 mol
=> Mamin = 31g => CH5N
Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoni clorua thu được là
nC6H5NH2 = 13,95/93 = 0,15 (mol);
nHCl = VHCl×CM = 0,2×1 = 0,2 (mol)
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
(mol) 0,15 →0,15 dư 0,05 → 0,15
Muối thu được là: C6H5NH3Cl: 0,15 (mol) →
mC6H5NH3Cl = 0,15×129,5 = 19,425 (g)
Cho 1 dung dịch chứa 6,75 gam một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 3,9 gam kết tủa. Amin có công thức là
nAl(OH)3 = 3,9 : 78 = 0,05 mol
Đặt công thức của amin là CnH2n+1NH2
PTHH: 3CnH2n+1NH2 + 3H2O + AlCl3 → 3CnH2n+1NH3Cl + Al(OH)3
Theo PTHH: n amin = 3nAl(OH)3 = 0,15 mol
=> M amin = 6,75 : 0,15 = 45 => 14n + 17 = 45 => n = 2
Vậy amin là C2H5NH2
Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Gọi công thức chung của 2 amin đơn chức là RNH2
PTHH: RNH2 + HCl → RNH3
Bảo toàn khối lượng ta có: mHCl = mRNH3 – mRNH2 = 47,52 – 30 = 17,52 (g)
=> nHCl = 17,52 : 36,5 = 0,48 (mol)
=> VHCl = n : CM = 0,48 : 1,5 = 0,32 (l) = 320 (ml)
Cho 9,3 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
nFe(OH)3 = 10,7 : 107 = 0,1(mol)
Gọi công thức của ankyl amin là: CnH2n+1NH2
3CnH2n+1NH2 + FeCl3 + 3H2O → 3CnH2n+1NH3Cl + Fe(OH)3↓
0,3 ← 0,1 (mol)
=> MCnH2n+1NH2 = 9,3 : 0,3 = 31 (g/mol)
=> 14n + 17 = 31
=> n = 1
=> công thức là CH3NH2