Một lá thép dao động với chu kì \(T.\) Tai ta nghe thấy âm do nó phát ra khi \(T\) bằng
Âm nghe được có tần số từ \(16Hz - 20000Hz\)
Ta có:
+ \(T = {8.10^{ - 6}} \Rightarrow f = \frac{1}{T} = 125000Hz\) => loại
+ \(T = {5.10^{ - 2}} \Rightarrow f = \frac{1}{T} = 20Hz\) => nhận
+ \(T = {7.10^{ - 2}} \Rightarrow f = \frac{1}{T} = 14,3Hz\) => loại
+ \(T = {8.10^{ - 2}} \Rightarrow f = \frac{1}{T} = 12,5Hz\) => loại
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng \(0,08s\). Âm do lá thép phát ra là
Tần số âm do lá thép phát ra: \(f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{1}{{0,08}} = 12,5Hz\)
Vì f < 20Hz nên âm đó là hạ âm
Một con cá heo nghe được âm thanh trong tần số 150 Hz – 150 kHz. Cả người và cá heo có thể nghe được âm thanh có tần số nào dưới đây?
Âm thanh tai người nghe được có tần số: 16 Hz – 20 kHz
Âm thanh cá heo nghe được có tần số: 150 Hz – 150 kHz
→ tai người và cá heo nghe được âm thanh có tần số: 150 Hz – 20 kHz
Các đặc trưng sinh lí của âm bao gồm
Các đặc trưng sinh lí của âm gồm: Độ cao, độ to, âm sắc.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm
A – sai vì: sóng âm không truyền được trong chân không
B – sai vì: sóng âm trong môi trường lỏng, khí là sóng dọc
C – đúng
D – sai vì: sóng âm trong môi trường lỏng là sóng dọc
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm
A, C, D – đúng
B – sai vì: Hạ âm là âm có tần số dưới 16Hz
Âm nghe được là sóng cơ học có tần số
Âm nghe được (âm thanh) là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng 16 Hz- 20000 Hz
Sắp xếp vận tốc truyền âm trong các môi trường sau theo thứ tự tăng dần
(1) Nước nguyên chất
(2) Kim loại
(3) Khí hiđrô
Ta có, vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.
\({v_R} > {\rm{ }}{v_L} > {\rm{ }}{v_K}\)
=> Thứ tự tăng dần vận tốc truyền âm trong các môi trường trên là: (3) khí hidro, (1) nước nguyên chất, (2) kim loại
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng \(0,04s\). Âm do lá thép phát ra là:
Ta có, tần số âm: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,04}} = 25H{\rm{z}}\) thuộc khoảng \(\left( {16Hz - 20000Hz} \right)\)
=> Âm do lá thép phát ra là âm nghe được hay âm thanh
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:
Ta có: Âm nghe được có tần số từ 16 Hz - 20000 Hz
Tần số âm \(f = \frac{1}{T}\)
A: \(f = \frac{1}{{{{16.10}^{ - 6}}}} = 62500Hz\)
B: \(f = \frac{1}{{{{8.10}^{ - 3}}}} = 125Hz\)
C: \(f = {2.10^7}Hz\)
D: \(f = 0,01Hz\)
Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào các yếu tố
Ta có: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.
vR > vL > vK
Hai âm Sol và La do cùng một đàn violon phát ra có thể có cùng
Hai âm Sol và La khác nhau về tần số âm → khác nhau về độ cao và đồ thị dao động → A, B, C sai
Hai âm do cùng một đàn phát ra có thể có cùng độ to → D đúng
Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì:
Ta có: Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi còn tần số của âm thì không thay đổi.
Âm sắc có mối liên hệ với đặc trưng vật lí nào của âm?
Âm sắc: là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm.
Âm sắc phụ thuộc (hay có mối liên hệ) vào tần số và biên độ của các hoạ âm
Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:
A – sai vì: Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to
B – sai vì: Cảm giác cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm
C – đúng
D – sai vì: Độ to là đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm
Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây:
A – đúng
B – sai vì: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.
C – sai vì: Sóng âm không truyền được trong chân không
D – sai vì: Khi âm truyền từ môi trường này qua môi trường khác thì tần số âm không thay đổi
Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 4 của cùng 1 dây đàn phát ra thì:
+ Âm cơ bản có tần số: \({f_1}\)
+ Họa âm bậc n có tần số: \({f_n} = {\rm{ }}n{f_1}\)
=> Họa âm bậc 4: \({f_4} = 4{f_1}\)
Một dây đàn dài 12cm, khi gãy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 270m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là:
+ Do dây dàn (2 đầu cố định) chiều dài của dây: \(l = k\frac{\lambda }{2} = k\frac{v}{{2f}} \to f = k\frac{v}{{2l}}\)
+ Tần số của âm cơ bản (ứng với k = 1) : \({f_1} = \frac{v}{{2l}} = \frac{{270}}{{2.0,12}} = 1125H{\rm{z}}\)
+ Bước sóng của âm phát ra trong không khí: \(\lambda = \frac{{{v_{kk}}}}{{{f_1}}} = \frac{{340}}{{1125}} = 0,3m\)
Một người đứng cách một bức tường 30 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:
Khoảng cách giữa người và súng là: L = 165 – 30 = 135 m
Gọi \({t_1}\) là thời gian lúc súng bắt đầu nổ đến tai người: \({t_1} = \frac{{{S_1}}}{v} = \frac{{135}}{v}\)
\({t_2}\) là thời gian do âm thanh phản xạ trên bức tường sau khi nghe tiếng nổ: \({t_2} = \frac{{{S_2}}}{v} = \frac{{30 + 165}}{v}\)
Thời gian giữa hai lần tiếng nổ đến tai người là: \(\Delta t = {t_2} - {t_1} = \frac{{30 + 165}}{v} - \frac{{135}}{v} = \frac{{60}}{v} = \frac{{60}}{{330}} = \frac{2}{{11}}s\)
Đặc trưng vật lí nào của âm liên quan đến độ cao của âm?
Ta có, mối liên hệ giữa đặc trưng sinh lí và đặc trưng vật lí của âm: