Lớp thứ 2 có số phân lớp là
Lớp thứ 2 có 2 phân lớp là: 2s và 2p
Cấu hình electron của Fe3+ (ZFe = 26) là
Fe(Z = 26) có cấu hình: 1s22s22p63s23p63d64s2
Bỏ đi 3 electron lớp ngoài cùng ta được cấu hình của Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L. Số proton của nguyên tử X là
Lớp L gồm 2s và 2p. Lớp L có 5e ứng với cấu hình: 2s22p3 nên cấu hình đầy đủ của X là: 1s22s22p3
→ X có 7 electron lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của nguyên tố Na (Z = 11) là:
Đáp án A
Cấu hình electron của nguyên tố Cl (Z = 17) là:
Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Cl (Z = 17) là 1s22s22p63s23p5.
Ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1:
Cấu hình e thoả mãn sẽ có dạng: 1s22s22p63s23p63dx4s1
Dễ thấy do lớp ngoài cùng là 4s1 nên x có 3 giá trị thoả mãn x= 0 ; 5 ; 10
Tương ứng với các cấu hình e:
3s23p64s1 ; 3s23p63d54s1 ; 3s23p63d104s1
Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
Điều khẳng định đúng là: Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
A sai vì: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton và nơtron.
C sai vì A = Z + N
D sai vì nguyên tử có cấu trúc rỗng
Chọn câu phát biểu sai:
Câu phát biểu sai là: số p và số e được gọi là số khối
Vì số khối bằng tổng số p + số n
Nguyên tố hoá học là:
Nguyên tố hoá học là: Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton.
Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là:
- Thứ tự sắp xếp mức năng lượng (phân mức năng lượng):
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s …
=> Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các đáp án là phân lớp 3d
Số electron tối đa trong lớp thứ nhất là:
Lớp thứ nhất chỉ có 1 obitan s => số e tối đa là 2
Cho các nhận định sau về cấu hình electron:
(1) Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng cao tới phân lớp có mức năng lượng thấp.
(2) Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 1 và 3.
(3) Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất.
(4) Các electron trong cùng một obitan cùng quay theo một trục và một chiều xác định.
Số nhận định chính xác là:
Nhận định đúng là:
(3) Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất.
(1) sai. Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng thấp tới cao
(2) sai. Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 2 và 6.
(4) sai. Các electron trong cùng một obitan quay theo 2 chiều ngược nhau.
Nhận định nào sau đây chính xác:
Nhận định đúng là: Lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ cái: K, L, M,…
A sai. Phân lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau.
B sai. Phân lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ và số: 1s, 2s,…
C sai. Lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
Số electron lớp ngoài cùng của Crom (Cr) có Z = 24 là:
Cấu hình e của Cr (Z = 24) là: 1s22s22p63s23p63d54s1
=> số e lớp ngoài cùng là 1
Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+. Vậy X là:
Điện tích hạt nhân là 16+
=> số p = số e =16
Cấu hình e của X (Z = 16) là: 1s22s22p63s23p4
=> lớp ngoài cùng có 6 electron => X là phi kim
Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là:
Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là: 1s22s22p63s23p63d64s2
Nguyên tử Fe mất 3e tạo thành ion Fe3+ => cấu hình e của Fe3+ : 1s22s22p63s23p63d5
Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
Nguyên tử R mất n electron tạo thành cation Rn+
=> có thể mất 1e, 2e hoặc 3e
=> cấu hình electron của R có thể là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s22p63s23p1
Trong tự nhiên, nguyên tử oxi có 3 đồng vị 16O, 17O và 18O. Hiđro cũng có 3 đồng vị là 1H, 2H và 3H. Số lượng phân tử H2O có thể tạo thành từ các đồng vị trên là:
1 phân tử H2O :
- O : có 3 cách chọn
- H : có 6 cách chọn : 1H1H ; 1H2H ; 1H3H ; 2H3H ; 2H2H ; 3H3H
=> có tất cả: 3.6 = 18 cách chọn
${}^{16}O$ | ${}^{17}O$ | ${}^{18}O$ |
${}^1H{}^{16}O{}^1H$, ${}^1H{}^{16}O{}^2H$, ${}^1H{}^{16}O{}^3H$, ${}^2H{}^{16}O{}^2H$, ${}^2H{}^{16}O{}^3H$, ${}^3H{}^{16}O{}^3H$ | ${}^1H{}^{17}O{}^1H$, ${}^1H{}^{17}O{}^2H$, ${}^1H{}^{17}O{}^3H$, ${}^2H{}^{17}O{}^2H$, ${}^2H{}^{17}O{}^3H$, ${}^3H{}^{17}O{}^3H$ | ${}^1H{}^{18}O{}^1H$, ${}^1H{}^{18}O{}^2H$, ${}^1H{}^{18}O{}^3H$, ${}^2H{}^{18}O{}^2H$, ${}^2H{}^{18}O{}^3H$, ${}^3H{}^{18}O{}^3H$ |
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Điện tích hạt nhân của X là:
X có : p + n + e = 2p + n = 34
Và : 2p – n = 10
=> p = 11 ; n = 12
Vậy điện tích hạt nhân = 11
Trong tự nhiên, nguyên tố clo (Cl) có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Biết mỗi đồng vị lần lượt chiếm 75% và 25%. Nguyên tử khối trung bình của clo là:
Áp dụng công thức: $\bar M = \dfrac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2} + ... + {x_n}.{A_n}}}{{100}}$
$ \Rightarrow \bar M = \dfrac{{75.35 + 25.37}}{{100}} = 35,5$