Cho các phản ứng sau:
1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3
2) dung dịch FeSO4 dư + Zn
3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4
4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2
Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là
Ion Fe2+ bị oxi hóa tạo thành Fe3+ => có các phản ứng (1), (3), (4)
1) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag
2) FeSO4 + Zn → Fe + ZnSO4 => Ion Fe2+ bị khử tạo thành Fe0
3) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
4) 6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây, có bao nhiêu sơ đồ sai ?
(1) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O
(2) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
(3) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
(4) FeCl2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + HCl + NO + H2O
(5) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2
(6) FeO + H2SO4 đặc nguội → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Những phản ứng hóa học sai là
(2) vì không tạo khí SO2
(5) vì không tạo khí H2
Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào dưới đây
Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí
Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4 loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.
Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi Fe trong hợp chất chưa đạt số oxi hóa tối đa
=> các chất thỏa mãn là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là:
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là Fe2O3
Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓
0,1 → 0,3 mol
→ m ↓ = mAgCl = 0,3 . 143,5 = 43,05
Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
nFe(OH)3 = 21,4: 107 = 0,2 (mol)
PTHH: 2Fe(OH)3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)Fe2O3 + 3H2O
0,2 → 0,1 (mol)
=> Khối lượng Fe2O3 thu được là: 0,1.160 = 16 (g)
Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư chỉ thu được muối Fe3+?
- Xét A: FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O ⟹ thu được Fe2+
- Xét B: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O ⟹ thu được Fe3+
- Xét C: Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O ⟹ thu được Fe2+, Fe3+
- Xét D: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O ⟹ thu được Fe2+
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
Fe(NO3)2 có chứa sắt có số oxi hóa +2
Fe(OH)3, Fe2(SO4)3, Fe2O3 đều là hợp chất có chứa Fe có số oxi hóa +3
Nhiệt phân sắt(II) hiđroxit trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là
Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Fe2O3.
PTHH:
2Fe(OH)2 + O2\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)Fe2O3 + 2H2O
Màu của Fe2O3 là
Fe2O3 có màu đỏ nâu.
Khi kết tinh dung dịch FeSO4, người ta sẽ thu được một tinh thể ở dạng ngậm nước. Công thức của tinh thể đó là
Công thức hóa học của tinh thể đó là FeSO4.7H2O.
Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là
Các chất phản ứng với HCl là: Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2
Fe(OH)3 + 3H+ → Fe3+ + 3H2O
Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + spk + H2O
→ có 3 chất
Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt nguyên chất đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Hỗn hợp X không bị hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch chất nào sau đây?
A. Chỉ có Fe tan trong dd AgNO3 dư, còn lại Fe2O3, Fe3O4 và FeO không tan.
B. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn
PTHH minh họa:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 3H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
C. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc, nóng
PTHH minh họa:
Fe + 6HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3 đặc, nóng → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe3O4 + 10HNO3 đặc, nóng → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
FeO + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
D. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn H2SO4 đặc, nóng.
PTHH minh họa:
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc, nóng → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O
2FeO + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O
Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch X thu được dung chỉ chứa một muối. Công thức hóa học của X là
Ta có phương trình
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Hòa tan sắt(II) oxit bằng dung dịch axit sufuric đặc, nóng thu được dung dịch chứa chất tan là
Ta có phương trình hóa học:
FeO + 4H2SO4(đ)\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Biết A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Cho các phản ứng sau:
a) A + HCl → 2 muối + H2O
b) B + NaOH → 2 muối + H2O
c) C + muối → 1 muối
d) D + muối → 2 muối
Các chất A, B, C, D có thể là
a) Fe3O4 (A) + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
b) Ca(HCO3)2 (B) + NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
c) Fe (C) + 2FeCl3 → 3FeCl2
d) Cu (D) + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
4Fe(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + 3H2O
4FeCO3 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 4CO2
Vậy chất rắn thu được là Fe2O3.
Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl, H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ?
Phản ứng FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O chứng tỏ FeO là oxit bazơ.
Phản ứng FeO + HNO3 hoặc FeO + H2SO4 đặc chứng tỏ FeO là chất khử.
Phản ứng FeO + H2 chứng tỏ FeO là chất oxi hóa.
Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?
A. FeO + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 2H2O
→ 1 mol FeO tạo 1 mol khí
B. FeS + 12HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + H2SO4 + 9NO2 ↑ + 5H2O
→ 1 mol FeS tạo 9 mol khí
C. FeCO3 + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + CO2 ↑ + NO2 ↑ + 2H2O
→ 1 mol FeCO3 tạo 2 mol khí
D. Fe3O4 + 10HNO3 đặc, nóng → 3Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 5H2O
→ 1 mol Fe3O4 tạo 1 mol khí