Chọn phương án sai khi nói về bổ sung năng lượng cho mạch:
Mạch dao động duy trì sẽ cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn (khi có I giảm) của mỗi chu kì
Công suất cần phải cung cấp thêm cho mạch để duy trì dao động có biểu thức:
Công suất cần phải cung cấp thêm cho mạch để duy trì dao động được xác định bằng biểu thức: \(P = \frac{Q}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R\)
Mạch dao động gồm cuộn dây có L = 2.10-4(H) và C = 8nF , vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì một hiệu điện thế cực đại 5V giữa 2 bản cực của tụ phải cung cấp cho mạch một công suất P = 6mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị :
Ta có: Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 5\sqrt {\frac{{{{8.10}^{ - 9}}}}{{{{2.10}^{ - 4}}}}} = 0,01\sqrt {10} A\)
Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch: \(P = \frac{Q}{t} = \frac{{{I^2}Rt}}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R \to R = \frac{{2P}}{{I_0^2}} = \frac{{{{2.6.10}^{ - 3}}}}{{{{\left( {0,01.\sqrt {10} } \right)}^2}}} = 12\Omega \)
Một mạch dao động có tụ với C = 300pF, cuộn cảm có L = 3μH và điện trở hoạt động R=15 Ω. Để duy trì dao động của mạch như ban dầu thì cần nguồn cung cấp cho mạch có công suất 18,75mW. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là?
Ta có:
Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch: \(P = \frac{Q}{t} = \frac{{{I^2}Rt}}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R \to I_0^2 = \frac{{2P}}{R} = \frac{{2.18,{{75.10}^{ - 3}}}}{{15}} = 2,{5.10^{ - 3}} \to {I_0} = 0,05A\)
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \(L{I_0}^2 = C{U_0}^2 \to {U_0} = {I_0}\sqrt {\frac{L}{C}} = 0,05.\sqrt {\frac{{{{3.10}^{ - 6}}}}{{{{300.10}^{ - 12}}}}} = 5V\)
Mạch dao động có L = 3,6.10-4 H; C = 18 nF. Mạch được cung cấp một công suất 6mW để duy trì dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại trên hai bản tụ là 10V. Điện trở của mạch là:
Ta có: Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 10\sqrt {\frac{{{{18.10}^{ - 9}}}}{{3,{{6.10}^{ - 4}}}}} = 0,05\sqrt 2 A\)
Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch: \(P = \frac{Q}{t} = \frac{{{I^2}Rt}}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R \to R = \frac{{2P}}{{I_0^2}} = \frac{{{{2.6.10}^{ - 3}}}}{{{{\left( {0,05\sqrt 2 } \right)}^2}}} = 2,4\Omega \)
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L{\rm{ }} = 20\mu H\) , điện trở thuần \(R{\rm{ }} = 4\Omega \) và tụ điện có điện dung C = 2nF .Cần cung cấp cho mạch công suất là bao nhiêu để duy trì dao động điện từ trong mạch , biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai tụ là 5V :
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 5\sqrt {\frac{{{{2.10}^{ - 9}}}}{{{{20.10}^{ - 6}}}}} = 0,05{\rm{A}}\)
Công suất cần cung cấp để duy trì dao động của mạch: \(P = \frac{Q}{t} = \frac{{{I^2}Rt}}{t} = {I^2}R = \frac{{I_0^2}}{2}R = \frac{{{{\left( {0,05} \right)}^2}}}{2}4 = {5.10^{ - 3}}{\rm{W}} = 5m{\rm{W}}\)
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=12V điện trở trong r = 1Ω, tụ có điện dung C=100μF, cuộn dây có hệ số tự cảm L=0,2H và điện trở là R0= 5Ω; điện trở R=18Ω. Ban đầu K đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khoá K. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt K đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn?
Khi K đóng \(I_0= \dfrac{E}{(R +r+R_0)} =\dfrac{12}{( 18+1+5)}=0,5A\)
Điện áp 2 đầu tụ C lúc đầu: \(U_0=I_0(R +R_0) = 0,5 .23=11,5V\)
Năng lượng lúc đầu của mạch:
\(\begin{array}{l}W = \dfrac{{CU_0^2}}{2} + \dfrac{{LI_0^2}}{2} = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}.11,5_{}^2}}{2} + \dfrac{{0,2.0,5_{}^2}}{2}\\ = {0,66125.10^{ - 2}} + 0,025 = 0,0316125J\end{array}\)
Năng lượng tỏa ra trên R và R0 tỉ lệ thuận với điện trở.
\(\to \dfrac{R}{R_0}=\dfrac{18}{5}\)
\(\to\) Nhiệt lượng tỏa ra chia thành 23 phần thì tỏa trên R 18 phần.
Khi mạch tắt hoàn toàn thì năng lượng W chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra trên
R và R0 nên ta có: \(Q=W\)
\(\to\) Nhiệt lượng tỏa ra trên R: \(Q_R = \dfrac{{18}}{{23}}W = \dfrac{{18}}{{23}}.0,0316125 = 0,024740217J \approx 0,02474J=24,74 mJ\).
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động \(E = 24V,r = 1\Omega \) , tụ điện có điện dung \(C = 100\mu F\), cuộn dây có hệ số tự cảm \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}0,2H\) và điện trở \({R_0} = 5\Omega \), điện trở \(R = 18\Omega \).Ban đầu khoá k đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khoá k. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở $R$ trong thời gian từ khi ngắt khoá k đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn.
Cường độ dòng điện qua mạch trước khi mở khóa k
\({I_0} = \frac{E}{{R + {R_0} + r}} = \frac{{24}}{{24}} = 1{\rm{A}}\)
Điện áp giữa hai bản cực tụ điện \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}I\left( {R{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_0}} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}23{\rm{ }}V\)
Năng lượng của mạch dao động sau khi ngắt khóa k
\({{\rm{W}}_0} = \frac{1}{2}L{I_0}^2 + \frac{1}{2}C{U^2} = 0,12645J = 126,45mJ\)
Trong thời gian từ khi ngắt khoá k đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn. năng lượng này biến thành nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở \(R\) và trên \({R_0}\) của cuộn dây.
Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R là: \({Q_R} = \frac{{{{\rm{W}}_0}}}{{R + {R_0}}}R = \frac{{126,45}}{{23}}18 = 98,96mJ\)
=> Chọn A
Cách 2:
\(\begin{array}{l}{\rm{W}} = {{\rm{W}}_L} + {{\rm{W}}_C} = \frac{1}{2}.L{.1^2} + \frac{1}{2}.C.{\left( {24 - 1} \right)^2} = 0,12645J\\ = > {Q_R} = \frac{R}{{R + {R_0}}}{\rm{W}} = \frac{{18}}{{23}}.0,12645 = 98,96mJ\end{array}\)
Một nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong $2\Omega $, được mắc vào hai đầu mạch gồm một cuộn dây có điện trở thuần $3\Omega $ mắc song song với một tụ điện. Biết điện dung của tụ là $5\mu F$ và độ tự cảm là $5\mu H$ . Khi dòng điện chạy qua mạch đã ổn định, người ta ngắt nguồn điện khỏi mạch. Lúc đó nhiệt lượng lớn nhất toả ra trên cuộn dây bằng bao nhiêu?
Khi dòng điện qua mạch ổn định (qua cuộn dây):
\(I = \frac{E}{{{r_n} + {r_d}}} = \frac{3}{5}(A)\) ( Hay: I = E /(R + r) = 3/5 = 0,6 (A))
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây cũng chính là hiệu điện thế giữa 2 đầu tụ:
UAB = U0 = IR = 1,8 (V)
Năng lượng dao động của mạch lúc ngắt nguồn: \(W = \frac{1}{2}L{I^2} + \frac{1}{2}C{U^2} = 4,{5.10^{ - 6}}(J)\)
Nhiệt lượng lớn nhất tỏa ra trên cuộn dây bằng (W )năng lượng dao động lúc đầu của mạch
Lúc đó nhiệt lượng lớn nhất toả ra trên cuộn dây bằng năng lượng của mạch khi đó
\({Q_{max}} = W = \frac{{CU_0^2}}{2} + \frac{{L{I^2}}}{2} = {\rm{ }}8,{1.10^{ - 6}} + {\rm{ }}0,{9.10^{ - 6}} = {\rm{ }}{9.10^{ - 6{\rm{ }}}}(J){\rm{ }} = {\rm{ }}9\mu J\)