Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím?
Lysin (H2N-[CH2]4-CH2(NH2)-COOH) phân tử có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm -COOH nên có tính bazo do vậy làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Các chất còn lại: Glyxin, alanin, valin không làm quỳ tím chuyển màu vì có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm -COOH
Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chất X có thể là
HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên có tính axit mạnh hơn tính bazo do vậy làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Cho các dung dịch sau: Glyxin, Alanin, Axit glutamic, valin, lysin. Hỏi có mấy dung dịch không làm cho quỳ tím đổi màu ?
3 amino axit không làm đổi màu quỳ tím là: Glyxin, Alanin, Valin.
Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
Xét amino axit có dạng: (NH2)xR(COOH)y
A, B, D. x = y => quỳ không đổi màu
C. x > y => quỳ hóa xanh
Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y
A. x > y → amin làm quỳ xanh
B. x = y → không đổi màu quỳ
C. x < y → quỳ chuyển đỏ
D. x < y → quỳ chuyển đỏ
Dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?
Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y
A. gly và ala có x = y không đổi màu quỳ, lys x > y quỳ chuyển xanh
B. gly và val có x = y không đổi màu quỳ, glu x < y quỳ chuyển đỏ
C. Ala và val có x = y không đổi màu quỳ, glu x < y quỳ chuyển đỏ
D. gly có x = y quỳ không đổi màu
Lys có x > y quỳ chuyển xanh
Glu x < y quỳ chuyển đỏ
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Các chất tác dụng với dung dịch HCl là C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2
Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
NaNO3, NaCl, Na2SO4 là những muối của axit mạnh và bazơ mạnh→ không tác dụng với H2NCH2COOH
H2NCH2COOH tác dụng được với dung dịch NaOH
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Glyxin không tác dụng với
Glyxin có nhóm NH2→ tác dụng được với H2SO4 loãng
Glyxin có nhóm COOH → tác dụng được với CaCO3 và C2H5OH
Glyxin không tác dụng được với KCl
Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa, do đó để chứng minh tính lưỡng tính ta cho phản ứng với axit và bazo.
Chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là
C2H6 không tác dụng với dung dịch nào
H2-CH2-COOH tác dụng được với cả 2 dung dịch
CH3COOH tác dụng được với NaOH
C2H5OH không tác dụng được với NaOH
Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, dung dịch nào làm quỳ chuyển màu hồng ?
+ Đối với hợp chất dạng: R(NH3Cl)x(COOH)y(NH2)z(COONa)t
A. x + y > z + t môi trường axit => quì sang đỏ
B. x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì
C. x + y < z + t môi trường bazo => quì sang xanh
D. x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì
Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là :
+ Đối với hợp chất dạng: R(NH3Cl)x(COOH)y(NH2)z(COONa)t
Nếu x + y > z + t môi trường axit => quì sang đỏ
x + y < z + t môi trường bazo => quì sang xanh
x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì
=> Các dung dịch có pH < 7 (có tính axit) là C6H5-NH3Cl,ClH3N-CH2COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Cho 35,6 gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
nalanin = \(\dfrac{{35,6}}{{89}}\)= 0,4 mol → nHCl = nalanin = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng : mmuối = malanin + mHCl = 35,6 + 0,4.36,5 = 50,2 gam
X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là:
Gọi CTPT của X dạng H2N-R-COOH
H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
nHCl = 0,15 mol → nmuối = nHCl = 0,15 mol
→ Mmuối = \(\dfrac{{16,725}}{{0,15}}\)= 111,5 → 36,5 + 16 + R + 45 = 111,5 → R = 14
→ R là CH2 → CTCT của X là H2N-CH2-COOH
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
Bảo toàn khối lượng : maa + mHCl = mmuối → mHCl = 37,65 – 26,7 = 10,95 gam → nHCl = 0,3 mol
Vì X chứa 1 nhóm NH2→ nX = nHCl = 0,3 mol
→ MX = 89
Trung hoà 1 mol $\alpha $-amino axit X cần dùng 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,29% về khối lượng. CTCT của X là:
Vì X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ 1 : 1 → loại A
→ X là α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
→ X có dạng NH2RCOOH
NH2RCOOH + HCl → ClH3NRCOOH
\(\% {m_{Cl}} = \dfrac{{35,5}}{{R + 97,5}}.100\% = 28,29\% \)→ R = 28
Vì X là α-amino axit → CTCT của X là CH3-CH(NH2)-COOH.
Cho 0,02 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của A là
nHCl = 0,02 mol
vì nA = nHCl → trong phân tử A chứa 1 nhóm NH2
nmuối = nA = 0,02 mol → Mmuối = \(\dfrac{{3,67}}{{0,02}}\) =183,5
Maa + 36,5 = Mmuối→Maa = 183,5 – 36,5 = 147
Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:
naminoaxit = nmuối = 0,25 mol
→ m = 0,25.75 = 18,75 gam
Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là
nX = 0,02 mol; nNaOH = 0,02 mol
Ta thấy nX = nNaOH → trong X chứa 1 nhóm COOH
nmuối = nX = 0,02 mol → Mmuối = \(\dfrac{{2,22}}{{0,02}}\) = 111
Ta có: Maa + 22y = Mmuối natri → Maa = 111 – 22 = 89
→ Công thức của amino axit là H2N-C2H4-COOH