Một mạch dao động LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? Năng lượng điện từ:
Ta có, năng lượng điện từ trong mạch LC: \(W = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} = \frac{1}{2}LI_0^2\)
=> A, B, D - đúng
C - sai
Nhận xét nào sau đây liên quan đến năng lượng điện từ của mạch dao động là sai?
C - sai vì Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến đổi tuần hoàn theo tần số f’ = 2f và chu kì T’ = T/2
Trong mạch LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và I0 là:
Ta có, năng lượng điện từ: \(W = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2} = \dfrac{1}{2}LI_0^2 \to {u^2} = \dfrac{{LI_0^2 - L{i^2}}}{C} = (I_0^2 - {i^2})\dfrac{L}{C}\)
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 5 μF và cuộn cảm có độ tự cảm L. Năng lượng điện từ của mạch dao động là 5.10-5 J. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 3V thì năng lượng từ trường của mạch là:
Ta có, năng lượng từ trường của mạch khi U = 3V là:
\({{\rm{W}}_t} = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}C{U_0}^2 - \frac{1}{2}C{u^2} = {5.10^{ - 5}} - \frac{1}{2}{.5.10^{ - 6}}.{3^2} = 2,{75.10^{ - 5}}J\)
Mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C = 1,25 μF. Dao động điện từ trong mạch có tần số góc ω = 4000 rad/s, cường độ dòng điện cực đại trong mạch I0 = 40 mA. Năng lượng điện từ trong mạch là:
Ta có:
+ Tần số góc : \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \to L = \frac{1}{{{\omega ^2}C}} = \frac{1}{{{{(4000)}^2}.1,{{25.10}^{ - 6}}}} = 0,05H\)
+ Năng lượng điện từ trong mạch: \(W = \frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}.0,05.{({40.10^{ - 3}})^2} = {4.10^{ - 5}}J\)
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 10 μF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1 H. Khi điện áp ở hai đầu tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A. Điện áp cực đại trên bản tụ là:
Ta có: Năng lượng điện từ trong mạch:
\(\begin{array}{l}W = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2} = \dfrac{1}{2}CU_0^2 \leftrightarrow \dfrac{1}{2}{.10.10^{ - 6}}{4^2} + \dfrac{1}{2}.0,1.{(0,02)^2} = \dfrac{1}{2}{10.10^{ - 6}}U_0^2\\ \leftrightarrow U_0^2 = 20 \to {U_0} = 2\sqrt 5 V\end{array}\)
Một khung dao động gồm tụ điện có điện dung C = 2,5 μF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Điện áp giữa hai bản của tụ điện có giá trị cực đại là 5V. Năng lượng cực đại của từ trường tập trung ở cuộn dây tự cảm trong khung nhận giá trị là:
Ta có năng lượng cực đại của từ trường tập trung ở cuộn dây cũng chính bằng năng lượng cực đại của điện trường trong tụ điện: \({{\rm{W}}_{{t_{{\rm{max}}}}}} = \frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}2,{5.10^{ - 6}}{.5^2} = 3,{125.10^{ - 5}}J\)
Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 30nF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 25 mH. Khi điện áp cực đại giữa 2 bản tụ là 4,8 V thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
Ta có: \(W = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}LI_0^2 \to {I_0} = \sqrt {\frac{{CU_0^2}}{L}} = \sqrt {\frac{{{{30.10}^{ - 9}}.4,{8^2}}}{{{{25.10}^{ - 3}}}}} = 5,{258.10^{ - 3}}A\)
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = 3,{718.10^{ - 3}}A\)
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,2 H và tụ điện có điện dung C = 10 μF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại trong khung là I0 = 0,012 A. Khi cường độ dòng điện tức thời i = 0,01 A thì điện áp cực đại và điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện là:
Ta có: \(\frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}LI_0^2 \to {U_0} = \sqrt {\frac{{LI_0^2}}{C}} = \sqrt {\frac{{0,2.0,{{012}^2}}}{{{{10.10}^{ - 6}}}}} = 1,7V\)
Mặt khác: \(W = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}LI_0^2 \to C{u^2} + L{i^2} = LI_0^2 \to u = \sqrt {\frac{{LI_0^2 - L{i^2}}}{C}} = \sqrt {\frac{{0,2.0,{{012}^2} - 0,2.0,{{01}^2}}}{{{{10.10}^{ - 6}}}}} = 0,938V\)
Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08cos(2000t) A. Cuộn dây có độ tự cảm L = 50mH. Xác định hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tại thời điểm cường độ dòng điện tức thời bằng giá trị hiệu dụng:
Từ phương trình cường độ dòng điện, ta có:
+ Cường độ dòng điện cực đại: I0 = 0,08
+ Tần số góc: \(\omega = 2000 = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \to C = \frac{1}{{{\omega ^2}L}} = \frac{1}{{{{2000}^2}{{.50.10}^{ - 3}}}} = {5.10^{ - 6}}\)
Tại i = I, ta có:
\(\begin{array}{l}W = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}LI_0^2 \leftrightarrow C{u^2} + L{I^2} = LI_0^2\\ \to u = \sqrt {\frac{{LI_0^2 - L{I^2}}}{C}} = \sqrt {\frac{{LI_0^2 - L{{\frac{{{I_0}}}{2}}^2}}}{C}} = \sqrt {\frac{{{{50.10}^{ - 3}}.0,{{08}^2} - {{50.10}^{ - 3}}\frac{{0,{{08}^2}}}{2}}}{{{{5.10}^{ - 6}}}}} = 4\sqrt 2 V\end{array}\)
Dao động điện từ trong mạch là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng uL = 1,2 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng i = 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng uL = 0,9 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng i = 2,4 mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L = 5mH, điện dung của tụ điện và năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng:
Ta có năng lượng điện từ trong mạch được bảo toàn: \(W = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} = h/s\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{2}C{u_1}^2 + \frac{1}{2}L{i_1}^2 = \frac{1}{2}C{u_2}^2 + \frac{1}{2}L{i_2}^2 \to C{u_1}^2 + L{i_1}^2 = C{u_2}^2 + L{i_2}^2\\ \leftrightarrow C = \frac{{L({i_2}^2 - {i_1}^2)}}{{{u_1}^2 - {u_2}^2}} = \frac{{{{5.10}^{ - 3}}({{(2,{{4.10}^{ - 3}})}^2} - {{(1,{{8.10}^{ - 3}})}^2})}}{{1,{2^2} - 0,{9^2}}} = {2.10^{ - 8}}C = 20nF\end{array}\)
+ Năng lượng dao động điện từ trong mạch: \(W = \frac{1}{2}C{u_1}^2 + \frac{1}{2}L{i_1}^2 = \frac{1}{2}{2.10^{ - 8}}.1,{2^2} + \frac{1}{2}{5.10^{ - 3}}{(1,{8.10^{ - 3}})^2} = 2,{25.10^{ - 8}}J\)
Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của một bản tụ biến thiên theo thời gian theo hàm số q = q0cosωt. Khi năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường thì điện tích các bản tụ có độ lớn là:
Khi \({{\rm{W}}_d} = {{\rm{W}}_t} \Rightarrow {\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = 2{{\rm{W}}_d}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{q_0^2}}{{2C}} = 2.\dfrac{{{q^2}}}{{2C}}\)
\( \Rightarrow q = \pm \dfrac{{{q_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
Mạch dao động LC có hiệu điện thế cực đại trên tụ là \(5\sqrt 2 V\). Hiệu điện thế của tụ điện vào thời điểm năng lượng điện trường bằng \(\frac{1}{3}\) năng lượng từ trường bằng:
Khi \({W_d} = \frac{1}{3}{W_t} \to 4{{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} \leftrightarrow u = \pm \frac{{{U_0}}}{2} = \pm \frac{{5\sqrt 2 }}{2}\)
Trong mạch điện dao động điện từ LC, dòng điện tức thời tại thời điểm Wđ = nWt được tính theo biểu thức:
Vị trí năng lượng điện trường gấp n lần năng lượng từ trường: \(\left\{ \begin{array}{l}{W_d} = n{W_t}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{W_t} = \frac{1}{{n + 1}}W\\{W_d} = \frac{n}{{n + 1}}W\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}i = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt {n + 1} }}\\u = {U_0}\sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} \\q = {Q_0}\sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} \end{array} \right.\)
Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của một bản tụ biến thiên theo thời gian theo hàm số q = q0cosωt. Khi năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường thì điện tích các bản tụ có độ lớn là:
Khi \({W_d} = {W_t} \to 2{{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} \leftrightarrow q = \pm \frac{{{q_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
Trong mạch dao động LC lý tưởng, đại lượng nào không thỏa mãn phương trình vi phân dạng \(x'' - {\omega ^2}x = 0\), với \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\).
Năng lượng trên tụ điện dao động với tần số góc \(\omega = \dfrac{2}{{\sqrt {LC} }}\)
\( \Rightarrow \) Tần số góc \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\) không phải là tần số của năng lượng tụ điện.