Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là
Chọn số mol mỗi chất là 1 mol
A. Loại vì m1 < m2 < m3
m1 = \({m_{CaC{O_3}}} + {m_{Fe{{(OH)}_2}}}\) = 1.100 + 1.90 = 190 (g)
m2 = \({m_{CaC{O_3}}} + {m_{FeC{O_3}}}\) = 1.100 + 1.116 = 216 (g)
m3 = mAgCl + mAg = 2.143,5 + 1.108 = 395 (g)
B. Chọn vì m1 < m3< m2
m1 = \({m_{Fe{{(OH)}_2}}}\) = 90 (g) ; m2 = \({m_{FeC{O_3}}}\) = 116 (g) ; m3 = mAg = 108 (g)
C. Loại vì m3> m2 > m1
m1 = \({m_{Fe{{(OH)}_2}}}\) = 90 (g); m2 = \({m_{FeC{O_3}}}\) = 116 (g) ; m3 = mAgCl + mAg = 3.143,5 + 1.108 = 538,5 (g)
D. Loại vì m1 = m2 > m3
m1 = \({m_{BaC{O_3}}}\) = 197 (g); m2 = \({m_{BaC{O_3}}}\) = 197 (g); m3 = mAgCl = 143,5 (g)
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(b) Cho Al2S3 vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(g) Cho kim loại Al vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) 6HCl dư+ 3NaAlO2 → 3NaCl + AlCl3 + 3H2O
(b) Al2S3 + 6HCl dư → 2AlCl3 + 3H2S↑
(c) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
(d) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(e) CO2 + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(g) Al + 3FeCl3 dư → AlCl3 + 3FeCl2
=> có 2 thí nghiệm (d) và (g) thu được kết tủa
Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho CaO vào dung dịch CH3COOH.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là:
Tất cả 4 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng
(1) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑
(2) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag↓
(3) CaO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O
(4) 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Al(OH)3↓ + 3CO2
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí Cl2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nóng, thu được Fe và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(e) Để điều chế kim loại nhôm người ta điện phân nóng chảy Al2O3. Số phát biểu đúng là
(a) sai vì khí Cl2 ở anot.
(b) đúng
(c) đúng vì ban đầu Zn + CuSO4 → ZnSO4 +Cu → xuất hiện hai kim loại Cu, Zn tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện ly→ có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) đúng
(e) đúng
→ Số phát biểu đúng là 4
Tiến hành các thí nghiệm:
(a) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng.
(c) Nhiệt phân AgNO3.
(d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
(a) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag → tạo kim loại Ag
(b) 2NH3 + 3CuO → 3Cu↓+ N2↑ + 3H2O → tạo kim loại Cu
(c) 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Ag↓ + 2NO2 + O2↑→ tạo kim loại Ag
(d) 2Al + Fe2(SO4)3 dư → 2FeSO4 + Al2(SO4)3 → không tạo kim loại
(e) K + H2O → KOH + ½ H2 rồi Cu(NO3)2 + 2KOH → 2KNO3 + Cu(OH)2↓ → không tạo kim loại
→ có 3 thí nghiệm tạo kim loại
Có các nhận xét sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3 xảy ra ăn mòn điện hóa.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.
(3) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa màu đỏ nâu và thoát khí.
(4) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch NaOH loãng nguội, thấy thanh nhôm tan dần.
(5) Đốt cháy dây sắt trong khí clo thấy hình thành muối sắt (II) clorua bám trên thanh sắt.
Số nhận xét đúng là
(1) sai vì không tạo thành cặp điện cực có bản chất khác nhau
(2) sai vì tạo kết tủa CuS có màu đen
(3) đúng, vì ban đầu tạo Fe2(CO3)3 muối này không bền nên bị thủy phân tạo Fe(OH)3 màu đỏ nâu và thoát khí CO2
3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Fe(OH)3 + 3CO2
(4) đúng, vì Al tan được trong dung dịch NaOH:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
(5) sai vì Fe tác dụng với Cl2 đun nóng tạo thành FeCl3
2Fe + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3
Vậy có tất cả 2 nhận xét đúng
Cho các chất: Ca(HCO3)2, H2NCH2COOH, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl là
Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl là : Ca(HCO3)2, H2NCH2COOH, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3 → có 6 chất
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, phản ứng kết thúc có kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4, thu được kết tủa trắng và khí thoát ra.
(c) Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3-, SO42-, Cl-.
(d) NaHCO3 được dùng làm thuốc chứa đau dạ dày do thừa axit.
(e) Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn đường ray) gồm bột Al và Fe2O3.
(f) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng vì 4Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4 + 4H2O → BaSO4 kết tủa trắng
(b) đúng vì Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + H2O + 2CO2 → vừa có kết tủa trắng vừa có khí
(c) sai vì nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+
(d) đúng vì NaHCO3 làm giảm bớt lượng axit HCl do dạ dày tiết ra.
(e) đúng
(f) đúng
Số phát biểu đúng là 5
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(d) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(e) Cho dung dịch chứa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
(a) Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O → tạo 2 kết tủa
(b) FeCl2 + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓ → tạo 2 kết tủa
(c) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓ ( phản ứng dư Al2(SO4)3 )
→ tạo 2 kết tủa
(d) 4NaOH + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl +2H2O
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl → tạo một kết tủa
(e) 3Ba(OH)2 + 2H3PO4 → Ba3(PO4)2↓+ 6H2O → H3PO4 dư nên
Ba3(PO4)2 + H3PO4 → 3BaHPO4↓ + H2O → chỉ có 1 kết tủa
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là 3
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot
(b) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu
(c) Để hợp kim Fe- Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng vì tại catot (-) có 2H2O + 2e → 2OH- + H2
(b) Đúng \(CuO+CO \xrightarrow{{t^0}} Cu+CO_2\)
(c) Sai vì Fe mạnh hơn Ni trong dãy điện hóa nên xảy ra ăn mòn Fe
(d) Đúng vì Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 → tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu
(e) Sai vì chỉ tạo muối \(Fe(NO_3)_2\)
\(Fe_{dư}+2AgNO_3 \to Fe(NO_3)_2 +2Ag\)
Có 4 lọ đựng dung dịch sau: KHSO4, HCl, BaCl2, NaHSO3 được đánh dấu ngẫu nhiên không theo thứ tự là A, B, C, D. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ người ta tiến hành thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:
+ Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa.
+ Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy khí không màu, mùi hắc bay ra. + Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Các chất A, B, C, D lần lượt là
A + B → kết tủa nên A và B là một trong 2 chất BaCl2 và KHSO4 → loại D
BaCl2 + KHSO4 → BaSO4 + KCl + HCl
Vì B hoặc D tác dụng với C → khí SO2 nên loại C vì BaCl2 không tác dụng với NaHSO3
Loại B vì BaCl2 không tác dụng với HCl
→ thỏa mãn A : 2KHSO4 +2NaHSO3 → K2SO4 + Na2SO4 + H2O + SO2
2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + H2O + SO2
HCl không tác dụng với KHSO4
Khi cho chất X vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ khi đưa ra ngoài không khí. Chất X là
Chất X là FeSO4; kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2; kết tủa nâu đỏ là Fe(OH)3
Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cr được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(2) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối
(3) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng có lẫn CuCl2 có xảy ra ăn mòn hóa học
(4) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag
(5) Điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ thu được khí O2 ở catot
(6) Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4
Số phát biểu không đúng là
(1) đúng VD: Cr2O3 + 2Al \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Cr + Al2O3
(2) sai vì Mg dư chỉ thu muối được 1 muối MgCl2.
PTHH: Mg + 2FeCl3 → 2FeCl2 + MgCl2
Mg + FeCl2 \( \to\) MgCl2 + Fe
(3) đúng vì ban đầu xảy ra ăn hóa học Al + CuCl2 rồi mới ăn mòn điện hóa
(4) sai cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được AgCl
PTHH: 3AgNO3 + FeCl3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓
(5) sai vì điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ thu được khí O2 ở anot
(6) sai vì K sẽ tác dụng ngay với nước tạo thành KOH nên không khử được Cu+2
=> Số phát biểu không đúng là 4
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch CuSO4
(d) Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
Số thí nghiệm thu được kim loại là
(a) Na + H2O → NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
(b) CO không có pư vói Al2O3 nung nóng
(c) Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu↓
(d) CaCl2 + H2O \(\xrightarrow{{DPMN}}\) Ca(OH)2 + H2↑ + Cl2↑
chỉ có 1 thí nghiệm (c) thu được kim loại
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4x mol H2SO4 loãng.
(2) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(3) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.
(4) Cho dung dịch chứa x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3.
(5) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2.
(6) Cho x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8x mol HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc mà sau thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
(1) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
x → 4x → x (mol)
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + FeSO4
x → x (mol)
→ sau pư thu được 2 muối CuSO4 + FeSO4
(2) 2NaHSO4 + 2KHCO3 → Na2SO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O → thu được 2 muối Na2SO4 + K2SO4
(3) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag↓
x → 2x → x (mol)
AgNO3 còn dư 0,5x (mol) nên tiếp tục phản ứng với Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
0,5x → 0,5x → 0,5x (mol)
Vậy sau phản ứng vẫn thu được 2 muối Fe(NO3)2: 0,5x (mol) và Fe(NO3)3:0,5x (mol)
(4) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3↓ + NaOH + 2H2O
→ dd không thu được muối
(5) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
→ thu được 2 muối là NaCl và Na2CO3 dư
(6) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + H2O
x → 8x (mol)
→ Thu được 2 muối FeCl2 và FeCl3
Vậy có 5 thí nghiệm dung dịch thu được 2 muối là: (1), (2), (3), (5), (6)
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dung với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon
=> Sai. Thép chỉ chứa 0,01 – 2% Cacbon. Gang có Cacbon chiếm 2 – 5%
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
=> Đúng
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
=> Đúng. Vì ion CO32- sẽ làm kết tủa Mg2+ và Ca2+ làm mất tính cứng của nước
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ
=> Đúng. Vì: Hg + S → HgS ↓ để dễ thu gom.
(e) Khi làm thí nghiệm khim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
=> Đúng. Vì sản phẩm phản ứng tạo ra NO2 là khí độc sẽ phản ứng với NaOH
2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O
=> Có 4 ý đúng
Cho các phát biểu sau:
(a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn.
(b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.
(c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm.
(d) Hơp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy.
(e) Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng vì giấm ăn là dd CH3COOH từ 2-5% có thể loại bỏ được lớp cặn CaCO3 trong ấm theo PT
CaCO3↓ + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O
(b) đúng, hỗn hợp tecmit là hỗn hợp Al và FeO
(c) đúng, vì nồi hơi bằng thép (hợp kim Fe và C) lót dưới đáy nồi miếng kim loại Zn để khi hiện tượng ăn mòn xảy ra thì Zn bị ăn mòn trước, tránh cho thép không bị ăn mòn
(d) đúng
(e) đúng Khí SO2 là một chất khử với tác dụng chống oxy hóa. Có hai phương pháp bảo quản rau quả sau khi thu hoạch bao gồm: sunfit hóa khí và sunfit hóa ướt
+ Sunfit hóa khí: SO2 được nạp vào bình chứa và được phun trực tiếp vào sản phẩm rau quả cần bảo quản. Phương pháp này khá tốn sức lao động và cần nhiều thùng chứa nên khá tốn kém.
+ Sunfit ướt: SO2 sẽ được nạp trực tiếp từ bình thép hoặc được điều chế bằng cách đốt lưu huỳnh trong phòng. Nhờ vậy khí SO2 sẽ chiếm đầy thể tích phòng và thấm vào bề mặt quả để phát huy tác dụng sát trùng.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3.
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
(1) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2↑
(2) \(2NaCl + {H_2}O\xrightarrow{{dien\,\,phan\,\,dung\,\,dich}}NaCl + NaClO + {H_2}\)
(3) H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S↓
(4) H2+ CuO \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) Cu↓ + H2O
(5) Ni + 2FeCl3 \(\to \) NiCl2+ 2FeCl2
→ có 4 thí nghiệm thu được đơn chất
Cho Na, Zn, Fe, Cu, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch AgNO3 lần lượt tác dụng với nhau đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
Các trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:
- Na + dd Fe(NO3)3
- Na + dd Cu(NO3)2
- Na + dd AgNO3
-Zn + dd Fe(NO3)3
- Zn + dd Cu(NO3)2
- Zn + dd AgNO3
- Fe + dd Fe(NO3)3
- Fe + dd Cu(NO3)2
- Fe + dd AgNO3
- Cu + dd Fe(NO3)3
- Cu + dd AgNO3
Vậy có tất cả 11 trường hợp có thể xảy ra phản ứng
Cho các cặp chất (với tỉ lệ số mol tương ứng) như sau:
(a) Fe2O3 và Cu (1:1) (b) Fe và Cu (2:1) (c) Zn và Ag (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) Cu và Ag (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất không tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư là
(a) Fe2O3 + 6HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 → tan hết trong HCl
(b) không tan hết vì Cu không tan được trong HCl
(c) Ag không tan trong dd HCl
(d) Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4 → tan hết trong HCl
(e) Cu và Ag không tan được trong dd HCl
(g) 2FeCl3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2 → Cu vẫn còn dư không tan hết
Vậy các thí nghiệm không tan hoàn toàn được trong dd HCl là: (b); (c); (e); (g) → có 4 thí nghiệm