Cho lượng dư chất nào trong các chất sau vào dung dịch AlCl3 mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Al(OH)3?
A loại vì AlCl3 không phản ứng với Na2SO4
B loại vì:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
C loại vì:
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 ↓ + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
D thỏa mãn vì AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl (lưu ý: NH3 không hòa tan được Al(OH)3)
Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 1,83 gam X trong 50 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
nNaOH = 0,05 mol
Đặt nAl = x và nAl2O3 = y (mol)
+) mhh X = 27x + 102y = 1,83 (1)
+) Hỗn hợp X tác dụng với NaOH:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5 H2
x → x → 1,5x
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
y → 2y
→ nNaOH = x + 2y = 0,05 (2)
Giải hệ (1) (2) được x = 0,03 và y = 0,01
⟹ VH2 = 22,4.1,5x = 1,008 lít
Cho hỗn hợp kim loại gồm 5,4 gam Al và 2,3 gam Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại là
nAl = 0,2 mol; nNa = 0,1 mol
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
0,1 → 0,1
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Bđ: 0,2 0,1
Pư: 0,1 ← 0,1
Sau: 0,1 0
Vậy chất rắn sau pư chứa 0,1 mol Al
→ mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 hiện tượng quan sát được là
PTHH: Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → BaSO4↓ + Al(OH)3↓
Ba(OH)2 + Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + H2O
Vậy hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa trắng (gồm BaSO4↓ và Al(OH)3↓) sau đó tan một phần Al(OH)3.
Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
nH2(đktc) = VH2/22,4 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
(mol) 0,2 ← 0,3
Theo PTHH: nNaOH = 2/3 nH2 =2/3×0,3 =0,2 (mol)
→ VNaOH = nNaOH : CM = 0,2 : 1 = 0,2 (lít) = 200 (ml)
Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3.0,3 = 0,2 (mol) → mCu = mX - mAl = 11,8 - 0,2. 27 = 6,4 (g)
Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3.
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd Al(NO3)3.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Thí nghiệm 1:
Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3
Al(OH)3 không tan trong dung dịch NH3 dư.
Thí nghiệm 2:
Al(NO3)3 + 3NaOH→ Al(OH)3↓ + 3NaNO3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Vậy hiện tượng của 2 thí nghiệm là:
- Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
- Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.
Cho 100 ml dung dịch NaOH x mol/l (x > 0,4M) vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì giá trị của x tối thiểu là
Theo đề bài \(x > 0,4M \to {n_{O{H^ - }}} > 0,04(mol)\)
⟹ \({n_{O{H^ - }}} > 2{n_{M{g^{2 + }}}}\) ⟹ MgCl2 hết, có phản ứng giữa AlCl3 và NaOH
Như vậy m nhỏ nhất khi chất rắn sau nung chỉ có MgO, không có Al2O3 ⟹ Kết tủa Al(OH)3 bị tan hết.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
0,02 → 0,04 → 0,02 (mol)
Al(OH)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
0,02 → 0,06 → 0,02 (mol)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
0,02 → 0,02 (mol)
→ nNaOH = 0,04 + 0,06 + 0,02 = 0,12 mol
Vậy \(x = {{0,12} \over {0,1}} = 1,2M\).
Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgSO4 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Giá trị của m là
n Fe3+ = 0,12 mol; n Mg2+ = 0,15 mol; n Al3+ = 0,32 mol
nH+ = 0,9 mol n OH- = 2,54 mol
Khi cho NaOH vào dd X thì:
(1) H+ + OH- → H2O
→ n OH- = n H+ = 0,9 mol
(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
→ nOH- = 3nFe3+ = 3.0,12 = 0,36 mol
(3) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓
→ nOH- = 2 nMg2+ = 2.0,15 = 0,3 mol
Từ (1), (2) và (3) → nOH- (dư) =2,54 - 0,9 - 0,36 - 0,3 = 0,98 mol
(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32 = 0,96 mol
Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:
(5) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
→ n Al(OH)3 = 0,32 - 0,02 = 0,3 mol
Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol
→ m ↓= 0,12.107 + 0,15.58 + 0,3.78 = 44,94 g
Trường hợp nào sau đây thu được Al(OH)3?
Phương án A: \(A{l_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Al{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4}\)
\(NaO{H_{dư}} + Al{(OH)_3} \to NaAl{O_2} + 2{H_2}O\)
Phương án B: Không có phản ứng
Phương án C: \(A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3Ca{(OH)_2} \to 2Al{(OH)_3} + 3CaS{O_4}\)
\(2Al{(OH)_3} + Ca{(OH)_{2dư}} \to Ca{(Al{O_2})_2} + 4{H_2}O\)
Phương án D: \(A{l_2}{(S{O_4})_3} + 6N{H_3} + 6{H_2}O \to 2Al{(OH)_3} + 3{(N{H_4})_2}S{O_4}\)
Nhận định nào sau đây không đúng ?
A sai, vì trong phản ứng giữa Al với dung dịch NaOH, chất đóng vai trò oxi hóa là H2O không phải NaOH
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
\(\mathop {Al}\limits^0 \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} + 3{\rm{e}}\) ⟹ Al là chất khử
\(2\mathop H\limits^{ + 1} + 2{\rm{e}} \to {H_2}\) ⟹ H2O là chất oxi hóa
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol hỗn hợp gồm HCl, AlCl3 và Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn như đồ thị bên. Giá trị của a là:
*Đoạn 1:
OH- + H+ → H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ta có: nH+ = nOH- = 2.nBa(OH)2 = 2.0,15 = 0,3 mol
*Đoạn 2:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Ta có: nSO4(2-) = nBa2+ = nBa(OH)2 = 0,3 mol
*Đoạn 3: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Ta có nOH- = nH+ + 3.nAl(OH)3 → nAl(OH)3 max = 0,3 mol
Vậy nHCl = nH+ = 0,3 mol ; nAl2(SO4)3 = 1/3.nSO4(2-) = 0,1 mol
Bảo toàn Al suy ra nAlCl3 = 0,1 mol
Vậy tổng a = 0,3 + 0,1 + 0,1 = 0,5 mol
Cho 0,85 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Ta có: nOH- = nNaOH = 0,85 mol; nAl3+ = 2.nAl2(SO4)3 = 0,2 mol; nH+ = 2.nH2SO4 = 0,2 mol
Thứ tự phản ứng khi cho OH- vào {H+; Al3+} là:
(1) H+ + OH- → H2O
0,2 0,2 mol
Lượng OH- còn lại sau phản ứng (1): \({n_{O{H^ - }con\,lai}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{{H^ + }}} = 0,85 - 0,2 = 0,65(mol)\)
Xét tỉ lệ (*) = 0,65 : 0,2 = 3,25 → 3< (*) < 4 → Kết tủa tan 1 phần; (1) (2) đã kết thúc, (3) đang xảy ra
Áp dụng công thức tính nhanh (xem cách chứng minh ở mục phương pháp):
nOH- = nH+ + 4nAl3+ - nAl(OH)3
→ 0,85 = 0,2 + 4.0,2 - nAl(OH)3
→ nAl(OH)3 = 0,15 mol
→ mkết tủa = 0,15.78 = 11,7 (g)
Cho từ từ 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa.Giá trị của x là
nNaOH = VNaOH×CM = 0,35×1 = 0,35 (mol) ; nAlCl3 = 0,1x (mol)
nAl(OH)3 = 3,9 : 78 = 0,05 (mol)
Ta thấy: nAl(OH)3 < 3nNaOH → xảy ra trường hợp tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan 1 phần.
Khi cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 xảy ra phản ứng theo thứ tự sau:
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl (1)
0,3x ← 0,1x → 0,1x (mol)
NaOH + Al(OH)3↓ → NaAlO2 + 2H2O (2)
(0,1x – 0,05) ← (0,1x – 0,05) (mol)
Theo PTHH (1): nAl(OH)3 cực đại = nAlCl3 = 0,1x (mol)
→ nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 cực đại – nAl(OH)3 còn lại = 0,1x – 0,05 (mol)
Ta có: ∑ nNaOH(1)+(2) = 0,3x + (0,1x – 0,05)
→ 0,4x - 0,05 = 0,35
→ 0,4x = 0,4 → x = 1 (M)
* Ta cũng có thể áp dụng công thức tính nhanh
4 * nAlCl3 - nNaOH = n Al(OH)3
4 * 0,1x - nNaOH = n Al(OH)3 => 4* 0,1 x = 0,05 + 0,35 => x = 1M
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch loãng chứa 0,2 mol H2SO4, thu được khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Giá trị của m và a lần lượt là
\(Al{\rm{ }} + {\rm{ }}\mathop {{H_2}S{O_4}}\limits_{0,2\,mol} \buildrel {} \over
\longrightarrow dd\,X\left\{ \matrix{
A{l_2}{(S{O_4})_3}:x \hfill \cr
{H_2}S{O_4}:y \hfill \cr} \right. + {H_2}\)
+ BT SO42-: 3x + y = 0,2 (1)
Khi cho NaOH vào dd X xảy ra theo thứ tự:
H+ + OH- → H2O
Al3+ + 3OH-→ Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
+ Nếu như kết tủa đạt max: nNaOH = 3nAl3+ + nH+ = 6x + 2y = 0,4 mol
Vậy đồ thị 1 điểm bên trái và 1 điểm bên phải
+ Xét điểm 0,28 mol: \(\left\{ \matrix{Al{(OH)_3}:{{2a + 1,56} \over {78}} \hfill \cr A{l^{3 + }} \hfill \cr} \right. \Rightarrow {{2a + 1,56}\over {78}}.3 + 2y = 0,28\,(2)\)
+ Xét đểm 0,48 mol \(\left\{ \matrix{Al{(OH)_3}:{a \over {78}} \hfill \cr Al{O_2}^ - :(2x - {a \over {78}}) \hfill \cr} \right. \Rightarrow 3{a \over {78}} + 4(2x - {a \over {78}}) + 2y = 0,48\,(3)\)
\(\buildrel {(1)\,(2)\,(3)} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
x = 0,05 \hfill \cr
y = 0,05 \hfill \cr
a = 1,56 \hfill \cr} \right. \Rightarrow m = 2x.27 = 2,7\,gam\)
Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z chứa 26,88 gam muối. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần nhất với
nH2 = 0,06 mol
- Khi cho X tác dụng với NaOH vừa đủ:
BTe: 3nAl = 2nH2 => nAl = 2/3.nH2 = 0,04 mol
Đặt nAl2O3 = a mol
BTNT "Al": nNaAlO2 = nAl + 2nAl2O3 = 2a + 0,04 (mol)
- Khi cho dd Y phản ứng với HCl dư thì muối gồm: Al3+ (2a + 0,04); Na+ (2a + 0,04) và Cl-
BTĐT: nCl- = 3nAl3+ + nNa+ = 4(2a + 0,04) (mol)
=> m muối = mAl3+ + mNa+ + mCl- => 27(2a + 0,04) + 23(2a + 0,04) + 35,5.4.(2a + 0,04) = 26,88 => a = 0,05
=> %mAl = (0,04.27)/(0,04.27 + 0,05.102) = 17,48% gần nhất với 17,5%
Cho phản ứng sau: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 1,5H2. Chất nào đóng vai trò là chất oxi hóa:
Thực chất quá trình phản ứng là: Al tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 và H2. Sau đó Al(OH)3 phản ứng với NaOH.
Như vậy H+ của H2O đã nhận electron để tạo H2.
Kali alum là muối sulfat kép của kali và nhôm, tên Việt Nam gọi là “phèn chua”. Công thức hóa học của nó là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2.12H2O. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hoặc hơi đục.
Hòa tan hoàn toàn 94,8 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 350ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Bước 1: Tính số mol Al3+, SO42-
Ta có: nKAl(SO4)2.12H2O = 94,8/474 = 0,2 (mol)
⟹ nAl3+ = nKAl(SO4)2.12H2O = 0,2 (mol)
⟹ nSO42- = 2.nKAl(SO4)2.12H2O = 0,4 (mol)
Bước 2: Tính số mol Ba2+ và số mol OH-
Ta có: nBa(OH)2 = 0,35.0,5 = 0,175 mol; nNaOH = 0,35.1 = 0,35 mol
⟹ nBa2+ = nBa(OH)2 = 0,175 (mol)
⟹ nOH- = 2.nBa(OH)2 + nNaOH = 0,7 (mol).
Bước 3: Xác định kết tủa thu được
Al3+ + 3OH- ⟶ Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- ⟶ AlO2- + 2H2O
Nhận thấy 3.nAl3+ < nOH- < 4.nAl3+
⟹ Kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan một phần.
⟹ nAl(OH)3 = 4.nAl3+ - nOH- = 4. 0,2 - 0,7 = 0,1 (mol)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
0,175 → 0,175 (mol)
Bước 4: Tính m
Kết tủa thu được gồm 0,175 mol BaSO4 và 0,1 mol Al(OH)3.
⟹ m = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 48,575 (gam).
Kali alum là muối sulfat kép của kali và nhôm, tên Việt Nam gọi là “phèn chua”. Công thức hóa học của nó là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2.12H2O. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hoặc hơi đục.
Ở miền Trung thường xuyên bị mưa bão khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân sẽ bị đục và ảnh hưởng đến chất lượng. Người dân thường dùng phèn chua làm trong nước sinh hoạt để sử dụng. Phương trình hóa học giải thích cho việc làm đó là
Người dân sử dụng phèn chua để làm trong nước vì khi tan trong nước, phèn chua bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lửng trong nước. Những hạt kết tủa keo này sẽ kết dính với các hạt bụi bẩn, hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
PTHH: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+.
Kali alum là muối sulfat kép của kali và nhôm, tên Việt Nam gọi là “phèn chua”. Công thức hóa học của nó là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2.12H2O. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hoặc hơi đục.
Phèn chua được sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải vì sinh ra tác nhân X bị vải hấp thụ giữ chặt trên bề mặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo nên màu bền. X là chất hay ion nào sau đây?
Phèn chua được sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải vì sinh ra tác nhân Al(OH)3 do Al3+ thủy phân sinh ra được sợi vải hấp thụ và giữ chặt trên bề mặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền.
PTHH: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+.