Đề thi thử THPT QG trường Lý Thường Kiệt - 2021
Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN vuông góc với các vân giao thoa, MN = 2cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
Khoảng cách giữa 10 vân tối là 9i.
M và N đều là vân sáng nên khoảng cách giữa M và N là:
\(MN = 9i + \dfrac{i}{2} + \dfrac{i}{2} = 2cm \Leftrightarrow i = 0,2cm = 2mm\)
\( \Rightarrow \lambda = \dfrac{{a.i}}{D} = \dfrac{{0,5.2}}{2} = 0,5\mu m\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là \(1mm\), khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là \(2m\). Chiếu vào hai khe ánh sáng có bước sóng từ \(475nm\) đến \(760nm\). Trên màn, M và N là hai vị trí cùng bên và gần vân trung tâm nhất, tại M có đúng \(3\) bức xạ cho vân tối, tại N có đúng \(3\) bức xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến N là
+ N có đúng 3 bức xạ cho vân sáng nên : kλ1 = (k + 1)λ2 = (k + 2)λ3
\( \Rightarrow \dfrac{{k + 2}}{k} = \dfrac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _3}}} \le \dfrac{{760}}{{475}} = 1,6 \Rightarrow k + 2 \le 1,6k \Rightarrow k \ge 3,3\)
Vì N gần nhất nên ứng với k = 4 và λ3 = 475nm => \({x_N} = 6\dfrac{{{{2.475.10}^{ - 8}}}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 0,057m\)
+ M có đúng 3 bức xạ cho vân tối nên: (k+0,5)λ1 = (k + 1,5)λ2 = (k + 2,5)λ3
\( \Rightarrow \dfrac{{k + 2,5}}{{k + 0,5}} = \dfrac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _3}}} \le \dfrac{{760}}{{475}} = 1,6 \Rightarrow k + 2,5 \le 1,6(k + 0,5) \Rightarrow k \ge 2,83\)
Vì M gần nhất nên ứng với k = 3 và λ3 = 475nm => \({x_M} = 5,5\dfrac{{{{2.475.10}^{ - 8}}}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 0,05225m\)
Khoảng cách MN là MN = xN – xM = 4,75mm
Một ánh sáng đơn sắc chiếu tới hai khe hẹp cách nhau 0,1 mm. Trên màn cách hai khe 2 m quan sát thấy một hệ vân sáng tối xen kẽ. Khoảng cách giữa hai vân sáng liền kề là 8 mm. Hiệu đường đi của tia sáng qua hai khe tới vân tối thứ hai kể từ vân sáng trung tâm là bao nhiêu?
Khoảng cách giữa hai vân sáng liền kề là:
\(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \dfrac{{ai}}{D} = \dfrac{{0,{{1.10}^{ - 3}}{{.8.10}^{ - 3}}}}{2} = {4.10^{ - 7}}\,\,\left( m \right)\)
Hiệu đường đi của tia sáng từ hai khe tới vân tối thứ 2 kể từ vân trung tâm (k = 1) là:
\({d_2} - {d_1} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right)\lambda = \dfrac{3}{2}\lambda = \dfrac{3}{2}{.4.10^{ - 7}} = {6.10^{ - 7}}\,\,\left( m \right)\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 0,5 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 0,75 m. Trên màn quan sát, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 7,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này bằng:
Khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là \(8i \Rightarrow 8i = 7,2 \Leftrightarrow i = 0,9\)
Lại có: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\) \( \Rightarrow \lambda = \dfrac{{ai}}{D} = \dfrac{{0,5.0,9}}{{0,75}} = 0,6\left( {\mu m} \right)\)
Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m\), đến khe Yâng \({S_1},{\rm{ }}{S_2}\) với \({S_1}{S_2} = {\rm{ }}0,5mm\). Mặt phẳng chứa \({S_1}{S_2}\) cách màn D = 1m. Tại M trên màn E cách vân trung tâm một khoảng \(x = 4mm\) là vân sáng hay vân tối, bậc mấy?
Ta có:
+ Khoảng vân \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{{{0,5.10}^{ - 6}}.1}}{{{{0,5.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m = 1mm\)
+ Tại M: \({x_M} = 4mm = 4i\)
=> Tại M là vân sáng bậc 4
Thực hiện thí nghiệm giao thoa khe Iâng với nguồn bức xạ đơn sắc. Điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 4. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn ra xa hai khe một đoạn 30 cm thì tại M quan sát thấy vân tối thứ 3. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn lại gần hai khe một đoạn 30 cm thì tại M quan sát thấy:
+ Khi chưa dịch màn M: \({x_M} = 4i \Rightarrow i = \dfrac{{{x_M}}}{4} = \dfrac{{\lambda D}}{a}\) (1)
+ Khi dịch màn M ra xa một đoạn 30 cm: \({x_M} = 2,5i' \to i' = \dfrac{{{x_M}}}{{2,5}} = \dfrac{{\lambda (D + 30)}}{a}\) (2)
Lấy \(\dfrac{{\left( 2 \right)}}{{\left( 1 \right)}}\), ta được: \(\dfrac{{i'}}{i} = \dfrac{{D + 30}}{D} = \dfrac{{\dfrac{{{x_M}}}{{2,5}}}}{{\dfrac{{{x_M}}}{4}}} = \dfrac{8}{5} \to D = 50(cm)\)
+ Khi dịch màn M lại gần một đoạn 30 cm: \({x_M} = ki'' \Rightarrow i'' = \dfrac{{{x_M}}}{k} = \dfrac{{\lambda (D - 30)}}{a}\) (3)
Lấy \(\dfrac{{\left( 3 \right)}}{{\left( 1 \right)}}\) , ta được: \(\dfrac{{i''}}{i} = \dfrac{{D - 30}}{D} = \dfrac{{50 - 30}}{{50}} = \dfrac{2}{5} = \dfrac{{\dfrac{{{x_M}}}{k}}}{{\dfrac{{{x_M}}}{4}}} = \dfrac{4}{k} \Rightarrow k = 10\)
Vậy tại M có vân sáng bậc 10
Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng \(a = 0,5 mm\), khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là \(D = 1,5 m\). Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng \(λ = 0,6 μm\). Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng \(5,4 mm\) có vân sáng bậc (thứ):
Ta có, khoảng vân:
\(i=\dfrac{\lambda D}{a}=\dfrac{0,6.10^{-6}.1,5}{0,5.10^{-3}}=1,8.10^{-3}=1,8mm\)
\({x_M} = 5,4mm = k.1,8 \\\Rightarrow k = \dfrac{{5,4}}{{1,8}} = 3\)
=> Tại M là vân sáng bậc 3
Ánh sáng trên bề mặt rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm ℓà vân:
Ta có, trên màn có 9 vân sáng
=> Khoảng cách giữa 9 vân sáng là 8i = 7,2mm => i = 0,9mm
Tại vị trí cách trung tâm 14,4mm = 16i => Vân sáng thứ 16
Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm, đến khe Yâng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Tại M trên màn E cách vân trung tâm một khoảng x = 3,5mm ℓà vân sáng hay vân tối, bậc mấy?
Ta có:
+ Khoảng vân \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.1}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m = 1mm\)
+ Tại M: x = 3,5mm = 3,5i = (3 + 0,5) i
=> Tại M là vân tối bậc 4
Thực hiện thí nghiệm giao thoa khe I-âng với nguồn bức xạ đơn sắc. Điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn ra xa hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy vân tối thứ 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn lại gần hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy:
+ Khi chưa dịch màn M: \({x_M} = 2i \Rightarrow i = \frac{{{x_M}}}{2} = \frac{{\lambda D}}{a}\) (1)
+ Khi dịch màn M ra xa một đoạn 40 cm: \({x_M} = 1,5i' \to i' = \frac{{{x_M}}}{{1,5}} = \frac{{\lambda (D + 40)}}{a}\)(2)
Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{{D + 40}}{D} = \frac{{i'}}{i} = \frac{{\frac{{{x_M}}}{{1,5}}}}{{\frac{{{x_M}}}{2}}} = \frac{4}{3} \to D = 120(cm)\)
+ Khi dịch màn M lại gần một đoạn 40 cm: \({x_M} = ki'' \Rightarrow i'' = \frac{{{x_M}}}{k} = \frac{{\lambda (D - 40)}}{a}\)(3)
Từ (1) và (3) ta có: \(\frac{{i''}}{i} = \frac{{D - 40}}{D} = \frac{2}{3} = \frac{{\frac{{{x_M}}}{k}}}{{\frac{{{x_M}}}{2}}} = \frac{2}{k} \Rightarrow k = 3\)
Vậy tại M có vân sáng bậc 3
Thực hiện giao thoa ánh sáng với khe Yang, nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 400nm, khoảng cách hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 3m. Trên màn, xét điểm M cách vân trung tâm một khoảng 10mm. Dịch chuyển màn quan sát từ từ lại gần mặt phẳng chứa hai khe thêm một đoạn 1,2m thì số lần điểm M chuyển thành vân tối là:
Khoảng vân \(i = \frac{{{{400.10}^{ - 9}}.3}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 1,2mm\)
Vị trí điểm M là: x = 8,3.i
Khoảng vân \(i' = \frac{{{{400.10}^{ - 9}}.1,8}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 0,72mm\)
Vị trí điểm M là: x = 13,8.i’
Trong quá trình di chuyển, M chuyển thành vân tối ứng với các giá trị: 8,5i; 9,5i; …;13,5i = 6 lần
Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ= 0,5 μm, đến khe Yâng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Chiều rộng vùng giao thoa quan sát được L = 13mm. Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được?
- Bước 1:
Ta có:
+ Khoảng vân i: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.1}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m = 1mm\)
- Bước 2:
+ Số vân sáng trên màn: \({N_S} = 2\left[ {\dfrac{L}{{2i}}} \right] + 1 = 13\)
- Bước 3:
Ta có: phần thập phân của \(\dfrac{L}{{2i}} = 0,5\)=> Số vân tối trên màn: Nt = NS + 1 = 14
Trong thì nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu ta dùng ánh sáng đơn sắc màu vàng bước sóng 600nm thì đoạn MN (đối xứng hai bên vân sáng trung tâm) ta quan sát được 13 vân sáng. Trong đó tại M và N là các vân sáng. Nếu ta dùng ánh sáng đơn sắc màu xanh có bước sóng 500nm thì trên MN ta quan sát được bao nhiêu vân sáng
Khi sử dụng bức xạ màu vàng: \(MN = 12{i_1} = 12\dfrac{{{\lambda _1}D}}{a} \Rightarrow {x_M} = - {x_N} = 6\dfrac{{{\lambda _1}D}}{a}\)
Khi sử dụng bức xạ màu xanh: \({x_N} = - {x_M} \le n{i_2} \le {x_M} \Leftrightarrow - 6{\lambda _1} \le n{\lambda _2} \le 6{\lambda _1} \Leftrightarrow - 7,2 \le n \le 7,2\)
Có 15 giá trị của n nguyên Có 15 vân sáng
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe ℓà a = 1,5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là D = 2m. Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ= 0,48 μm. Vị trí vân sáng bậc hai trên màn ℓà:
Ta có:
+ Khoảng vân i: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{48.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = 0,{64.10^{ - 3}}m = 0,64mm\)
+ Vị trí vân sáng bậc 2 trên màn ứng với k = ±2 là: xs2 = ±2i = ±2.0,64 = ±1,28mm
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với hai khe Y-âng, ta có a = 0,5mm, D = 2,5m; λ = 0,64 μm. Vị trí vân tối thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là:
Ta có:
+ Khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{64.10}^{ - 6}}.2,5}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 3}}m = 3,2mm\)
+ Vân tối thứ 3 kể từ vân sáng trung tâm ứng với k = 2 hoặc k = -3\( \to \left[ \begin{array}{l}{x_{t{\rm{ }}(3)}} = \left( {2 + 0,5} \right)i = 8mm\\{x_{t{\rm{ }}(3)}} = \left( { - 3 + 0,5} \right)i = - 8mm\end{array} \right.\)
Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với hai khe Yâng trong đó a = 0,3 mm, D = 1m, λ = 600nm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 2 và bậc 5 nằm cùng bên vân sáng trung tâm là
Ta có:
+ Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{{{600.10}^{ - 9}}.1}}{{0,{{3.10}^{ - 3}}}} = {2.10^{ - 3}}m = 2mm\)
+ Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và bậc 5 là: 5i - 2i = 3i = 3.2 = 6mm
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với a = 3mm; D = 2,5m, λ= 0,5μm. M, N ℓà hai điểm trên màn nằm hai bên của vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm ℓần ℓượt ℓà 2,1mm và 5,9mm. Số vân sáng quan sát được từ M đến N là
Ta có:
+ Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.2,5}}{{{{3.10}^{ - 3}}}} = 0,{417.10^{ - 3}}m = 0,417mm\)
+ Số vân sáng quan sát được trên đoạn M,N là:
\({N_S} = \left[ {\frac{{ON}}{i}} \right] + \left[ {\frac{{OM}}{i}} \right] + 1 = \left[ {\frac{{2,1}}{{0,417}}} \right] + \left[ {\frac{{5,9}}{{0,417}}} \right] + 1 = 5 + 14 + 1 = 20\)
Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc chiếu sáng hai khe Y-âng cách nhau 0,8mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn ℓà 2,5m. Giữa hai vân sáng ở M và N trên màn cách nhau 22,5mm có 15 vân tối. với tốc độ ánh sáng ℓà c = 3.108 m/s thì tần số của ánh sáng do nguồn S phát ra ℓà
Ta có:
+ Giữa hai vân sáng ở M và N trên màn cách nhau 22,5mm có 15 vân tối => đoạn MN có 16 vân sáng (kể cả M và N)
=> MN = 22,5mm = 15i => i =1,5mm
+ Khoảng vân i: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} \to \lambda = \dfrac{{ai}}{D} = \dfrac{{0,{{8.10}^{ - 3}}.1,{{5.10}^{ - 3}}}}{{2,5}} = 0,{48.10^{ - 6}}m\)
+ Tần số của ánh sáng: \(f = \dfrac{c}{\lambda } = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{0,{{48.10}^{ - 6}}}} = 6,{25.10^{14}}H{\rm{z}}\)
Trong thí nghiệm Y-âng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45μm, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,45mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn là
Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 tương đương với 2,5mm = 5i
=> i = 0,5mm
Ta có: Khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a} \to D = \frac{{ai}}{\lambda } = \frac{{{{0,45.10}^{ - 3}}{{.0,5.10}^{ - 3}}}}{{{{0,45.10}^{ - 6}}}} = 0,5m\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe Y-âng trong không khí người ta thấy tại M trên màn có vân sáng bậc 3. Nếu nhúng toàn bộ hệ thống vào trong nước có chiết suất n = 4/3 thì tại M ta thu được vân gì?
Gọi : i, i’ lần lượt là khoảng vân của ánh sáng trong không khí và trong nước
Ta có:
+ \(i' = \frac{i}{n}\)
+ Khi đặt hệ trong không khí: xM = 3i
+ Khi đặt hệ trong môi trường nước: \({x_M} = 3i = 3i'.n = 3.\frac{4}{3}i' = 4i'\)
=> Khi nhúng toàn bộ hệ thống vào trong nước thì tại M là vân sáng bậc 4