Số electron tối đa của một lớp (n là số thứ tự lớp) là :
Số electron tối đa của một lớp (n là số thứ tự lớp) là : 2n2
Obitan nguyên tử là
Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).
Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
Nguyên tử X có 3 lớp e => lớp thứ nhất và lớp thứ hai đã có số e tối đa
Lớp thứ nhất | Lớp thứ 2 | Lớp thứ 3 |
1s2 | 2s22p6 | 3s23p3 |
=> Tổng số e của nguyên tử X là: 2 + 8 + 5 = 15, số p = số e = 15
=> Điện tích hạt nhân là 15+
Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất.
Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ hai có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tử nguyên tớ X có 2 lớp e => lớp thứ nhất có 2e (số e tối đa) và lớp thứ có 4e
=> trong nguyên tử X có 6 e => Z = số p = số e = 6
Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là
Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14.
Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là
Trong cùng một lớp ta có sự so sánh mức năng lượng của các phân lớp là: s < p < d < f
Nguyên tử X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10. X và Y là các nguyên tử nào sau đây (cho O (Z=8), Mg (Z=12), Al (Z=13), Si (Z=14), Cl (Z=17))
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1 => ZX = 13 => X là Al
Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10
=> 2ZX – 2ZY = 10 => ZY = 8 => Y là O
Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:
Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2. Số electron trên lớp L là:
Lớp L là lớp thứ 2. Số e trên lớp 2 là: 2 + 6 = 8
Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai?
Dựa vào quy tắc số electron tối đa trong phân lớp và lớp electron:
+ Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.
+ Phân lớp s có tối đa 2 electron, phân lớp p có tối đa 6 electron, phân lớp d có tối đa 10 electron, phân lớp f có tối đa 14 electron.
- Xét A: Lớp thứ hai có chứa tối đa 2.22 = 8 electron → Phát biểu A đúng.
- Xét B: Phân lớp p có tối đa 6 electron → Phát biểu C đúng.
- Xét C: Phân lớp d chứa tối đa 10 electron →Phát biểu B sai.
- Xét D: Lớp thứ ba có chứa tối đa 2.32 = 18 electron → Phát biểu D đúng.
Số phân lớp electron trên lớp N bằng:
Lớp N là lớp thứ 4. Vậy lớp N có 4 phân lớp electron là 4s, 4p, 4d, 4f.
Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một…Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một phân lớp.
Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
Do phân lớp d có tối đa 10e nên phân lớp 4d5 là bán bão hòa.
Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là
Thứ tự mức năng lượng: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, ...
Vậy trong các phân lớp đề cho, phân lớp 3d có mức năng lượng cao nhất.
Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
Sự phân bố electron theo ô orbital nguyên tử tuân theo nguyên lý và quy tắc sau:
- Nguyên lý Pauli: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất 2 electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron
=> A, B loại
- Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao
- Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số elctron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau
=> D loại
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục, giống như quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời là cách nói theo
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục, giống như quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời là cách nói theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr.
Đáp án A
Nguyên tắc sắp xếp các electron trong nguyên tử là
Nguyên tắc sắp xếp các electron trong nguyên tử là thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao.
Đáp án B
Các lớp electron được kí hiệu bằng
Các lớp electron được kí hiệu bằng các số thứ tự.
Đáp án D
Lớp M là lớp thứ
Lớp M là lớp thứ 3
Đáp án B