Những electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một… Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Những electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một lớp.
Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một…Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một phân lớp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí vững bền.
(b) Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp clectron dựa vào nguyên lí vững bền và nguyên lý Pauli.
(c) Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
(d) Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng 1, 3, 5.
(e) Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.
Số phát biểu đúng là
(a) sai. Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
(b) đúng. Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản của nguyên tử hoặc ion, các electron lấp đầy orbital nguyên tử ở mức năng lượng từ thấp đến cao
(c) sai. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
(d) đúng
(e) sai. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp nhất
=> Các phát biểu đúng là (b) và (d)
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng từ thấp lên cao.
(b) Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron và kí hiệu bằng dấu mũi tên có chiều cùng chiều nhau.
(c) Những electron ở lớp K có muức năng lượng thấp nhất.
(d) Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, M, N, O, ….
(e) Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.
Số phát biểu không đúng là
(a) đúng
(b) sai. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron và kí hiệu bằng dấu mũi tên có chiều ngược chiều nhau.
(c) đúng vì lớp K là lớp thứ nhất gần sát với hạt nhân nguyên tử
(d) sai. Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, L, M, N, ….
(e) sai. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng cao hơn electron ở orbital 3s.
=> Phát biểu không đúng là (b), (d) và (e)
X có cấu hình electron: 1s22s22p5, X có bao nhiêu electron?
X: 1s22s22p5 có 2 + 2 + 5 = 9e
Nguyên tố X có Z = 18. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p6
Từ cấu hình electron của X ta thấy electron lớp ngoài cùng của X là lớp thứ 3. Theo quy ước lớp thứ 3 kí hiệu là chữ cái M
Nguyên tố Y có Z = 9. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Y thuộc lớp
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p5
Từ cấu hình electron của Y ta thấy electron lớp ngoài cùng của Y là lớp thứ 2. Theo quy ước lớp thứ 2 kí hiệu là chữ cái L
Số electron tối đa trên lớp M là?
Lớp M có 3 phân lớp: 3s (tối đa 2e) + 3p (tối đa 6e) + 3d (tối đa 10e) = 18e
Nguyên tố X có Z = 35. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
Từ cấu hình electron của X ta thấy electron lớp ngoài cùng của X là lớp thứ 4. Theo quy ước lớp thứ 4 kí hiệu là chữ cái N
Nguyên tử nguyên tố X có tổng 6 electron ở lớp L. Cấu hình electron nguyên tử của X là
Áp dụng quy ước: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, L, M, N, ….
=> Lớp L là lớp thứ 2
=> Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p4
Nguyên tử nguyên tố X có tổng 10 electron ở lớp M. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Áp dụng quy ước: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, L, M, N, ….
=> Lớp M là lớp thứ 3 của X
=> Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d24s2
D sai. Electron cuối cùng của X được điền vào phân lớp 3d
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng 5 electron ở lớp M. Số hạt mang điện của Y là
Áp dụng quy ước: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, L, M, N, ….
=> Lớp M là lớp thứ 3
=> Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p3
=> Số hạt mang điện của Y là 15.2=30 hạt
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng 7 electron ở lớp N. Cấu hình electron của N là
Áp dụng quy ước: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương n = 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là K, L, M, N, ….
=> Lớp N là lớp thứ 4
=> Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p63d104s24p5
Nhận định nào sau đây chính xác:
A Sai vì phân lớp gồm các e có mức năng lượng bằng nhau.
B Sai vì phân lớp kí hiệu là : s, p, d, f.
C Sai vì lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau.
Phân lớp 3p có số electron tối đa là ?
Phân lớp p có tối đa là 6e.
Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng
Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai ?
Kí hiệu sai là: 1p, 2d
Vì ở lớp thứ nhất không có obitan p, ở lớp thứ 2 không có obitan d
Phân lớp 3d có nhiều nhất
Phân lớp 3d có nhiều nhất: 2.5 = 10 e
Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là
Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là 8 và 18
Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 trong vỏ nguyên tử là
Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 = số e trên phân lớp s + số e trên phân lớp p + số e trên phân lớp d + số e trên phân lớp f = 2 + 6 + 10 + 14 = 32