Cho các cân bằng sau:
(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); (2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k);
(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO (k) + H2O (k); (4) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k).
Khi thay đổi áp suất của hệ, các cân bằng hóa học không bị chuyển dịch là
- Các cân bằng (1), (2) có số mol khí ở hai vế khác nhau ⟹ Cân bằng bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất.
- Các cân bằng (3), (4) có số mol khí ở hai vế bằng nhau ⟹ Cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất.
Cho cân bằng sau trong bình kín:
2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
Khi hạ nhiệt độ thì màu nâu đỏ nhạt dần tức là cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Vậy chiều thuận là chiều tăng nhiệt độ.
Do vậy chiều thuận có ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
Xét các cân bằng hóa học sau:
I. Fe3O4(r) + 4CO(k) ⇄ 3Fe(r) + 4CO2(k).
II. BaO(r) + CO2(k) ⇄ BaCO3(r).
III. H2(k) + Br2(k) ⇄ 2HBr(k).
IV. 2NaHCO3(r) ⇄ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là
Nếu phản ứng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí, thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Vậy phản ứng I và III có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học không đổi nên áp suất không ảnh hưởng đến hai cân bằng này.
Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k) ; ΔH < 0
Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học?
- Ta thấy: vế trái có 2 + 1 = 3 mol khí, vế phải có 2 mol khí.
⟹ Cân bằng này có sự thay đổi số mol khí.
⟹ Áp suất chung của hệ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
- Phản ứng có ΔH < 0 ⟹ Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
⟹ Nhiệt độ của hệ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
- Khí O2 là chất tham gia phản ứng.
⟹ Nồng độ khí O2 có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
- Chất xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch lên số lần bằng nhau.
⟹ Chất xúc tác không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
Cho cân bằng hóa học sau:
2NO2 (khí màu nâu) ⇄ N2O4 (khí không màu) (∆H < 0).
Cho khí NO2 vào một ống nghiệm đậy nắp kín ở 300C. Đợi một thời gian để các khí trong ống đạt trạng thái cân bằng. Sau đó, đem ngâm ống nghiệm này trong chậu nước đá 00C, thì sẽ có hiện tượng gì kể từ lúc đem ngâm nước đá?
Khi giảm nhiệt độ (từ 300C xuống 00C) cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt
⟹ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
⟹ Từ khí NO2 màu nâu chuyển thành N2O4 không màu do vậy màu nâu trong ống nhạt dần.
Cho cân bằng sau: 2SO2 (k) + O2 (k) \( \rightleftarrows \) 2SO3 (k); ∆H = -192,5kJ
Để tăng hiệu suất của quá trình sản xuất SO3, người ta cần:
Để tăng hiệu suất của quá trình sản xuất SO3 thì cân bằng phải chuyển dịch theo chiều tạo ra SO3 nhiều hơn, tức là theo chiều thuận.
∆H < 0 nên phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. → muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì phải giảm nhiệt độ.
Trước phản ứng số mol khí nhiều hơn số mol khí sau phản ứng. Do đó để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì phải tăng áp suất.
Cho các cân bằng sau:
(I) 2HI (k) \( \rightleftarrows \) H2 (k) + I2 (k);
(II) CaCO3 (r)\( \rightleftarrows \) CaO (r) + CO2 (k)
(III) FeO (r) + CO (k) \( \rightleftarrows \) Fe (r) + CO2 (k)
(IV) 2SO2(k) + O2 (k) \( \rightleftarrows \) 2SO3 (k)
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là:
- Phản ứng (I): trước phản ứng có 2 mol khí, sau phản ứng có 1+1= 2 mol khí nên cân bằng (I)
=> không bị ảnh hưởng bởi áp suất
- Phản ứng (II): phản ứng theo chiều thuận làm tăng số mol khí, nên khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm
=> chuyển dịch theo chiều thuận
- Phản ứng (III): trước phản ứng có 1 mol khí, sau phản ứng có 1 mol khí nên cân bằng (III)
=> Không bị ảnh hưởng bởi áp suất
- Phản ứng (IV): phản ứng theo chiều thuận làm giảm số mol khí, nên khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm
=> Chuyển dịch theo chiều nghịch
Vậy khi giảm áp suất của hệ, chỉ có phản ứng IV cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Cho phản ứng hóa học sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + I2 (k) \(\overset {} \leftrightarrows \) 2HI (k)
Cân bằng này có nhiệt phản ứng theo chiều thuận âm, ∆H < 0 (phản ứng tỏa nhiệt).
Trường hợp nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng?
A. Tăng nồng độ H2 lên gấp đôi cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ H2 → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
C. Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. Tăng nồng độ khí HI lên gấp đôi cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ HI → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Cho phản ứng hóa học: N2 + 3H2 \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) 2NH3; ∆H < 0
Trong phản ứng tổng hợp amoniac, yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học?
Nồng độ của N2 và H2 làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học.
Áp suất chung của hệ làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học vì số mol khí trước phản ứng là 1+3= 4, còn số mol khí sau phản ứng là 2.
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch, nên không làm thay đổi cân bằng hóa học.
Phản ứng có ∆H < 0 nên nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Xét phản ứng thu nhiệt: C(r) + H2O (k) \(\rightleftarrows \)CO(k) + H2(k) ∆H = 131 KJ
Yếu tố nào dưới đây làm phản ứng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Chiều thuận có ∆H = 131 KJ > 0 là chiều thu nhiệt nên khi giảm nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ → chiều nghịch
B. Tăng áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm áp suất, tức chiều giảm số phân tử khí → chiều nghịch
C. Cacbon là chất rắn nên khi phương trình đã cân bằng thì thêm hay bớt không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
D. Lấy bớt H2 ra cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra H2 → chiều thuận.
Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 4NH3 (k) + 3O2 (k) \(\rightleftarrows \) 2N2(k) + 6H2O(k) ∆H < 0.
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Vì chiều thuận ∆H < 0 là tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ → chiều nghịch
B. Chất xúc tác không ảnh hưởng đế chuyển dịch cân bằng.
C. Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất là chiều giảm số mol phân tử khí → chiều nghịch
D. Loại bỏ hơi nước cân bằng sẽ chuyển dịch theoc chiều tăng hơi nước → chiều thuận.
Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2SO2 (k) + O2(k) \(\rightleftarrows \) SO3 (k) (∆H < 0)
Nồng độ SO3 sẽ tăng, nếu:
A. Đúng, giảm nồng độ SO3 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra SO3 → chiều thuận
B. Sai, tăng nồng độ SO3 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ SO3 → chiều nghịch.
C. Sai, vì chiều thuận (∆H < 0) tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ → chiều nghịch.
D. Sai, giảm nồng độ của O2 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra O2 → chiều nghịch.
Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:
(1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k)
(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r)
(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k)
(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k)
Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch?
Khi thêm CO2 vào các hệ cân bằng thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ CO2.
(1) 2NaHCO3 (r) ⇆ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇆ CaCO3 (r)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(3) C (r) + CO2 (k) ⇆ 2CO (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(4) CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Vậy có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là (1) và (4).
Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 2SO2 (k) + O2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2SO3 (k) (∆H < 0)
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?
Các yếu tố làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi (làm cân bằng chuyển dịch) :
- Nhiệt độ : vì phản ứng có ∆H < 0 (phản ứng tỏa nhiệt) => cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ và ngược lại
- Áp suất : tổng số mol khí sau phản ứng giảm => cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất chung của hệ và ngược lại.
- Biến đổi thể tích của phản ứng (thay đổi nồng độ của các chất trong phản ứng).
→ Chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k) (∆H > 0)
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
- Giảm nồng độ HI: làm cân bằng chuyển dịch sang chiều tăng nồng độ của HI (chiều thuận).
- Tăng nồng độ H2: làm cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ của H2 (chiều thuận).
- Tăng nhiệt độ của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ của hệ (chiều thuận – chiều phản ứng thu nhiệt).
- Giảm áp suất chung của hệ: cân bằng phản ứng không bị chuyển dịch vì tổng số mol khí hai vế bằng nhau.
=> Cân bằng không bị chuyển dịch khi giảm áp suất chung của hệ.
Cho các cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2SO3 (k) (3)
2NO2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học nào bị chuyển dịch?
Ở những cân bằng hóa học có tổng số mol khí các chất phản ứng khác tổng số mol khí các chất sản phẩm nên cân bằng chuyển dịch khi thay đổi áp suất .
=> Các cân bằng thỏa mãn là: (1), (3), (4).
Cho cân bằng sau diễn ra trong hệ kín:
2NO2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ N2O4 (k)
Nâu đỏ không màu
Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nghịch là
+ Khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
=> Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0) => khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).
+ Theo chiều thuận, số mol khí của hệ giảm => khi giảm áp suất chung của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng áp suất (số mol khí tăng), tức chiều nghịch.
Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác) ?
Cách 1:
A sai vì số mol khí không đổi
→ Áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
B đúng vì khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất (chiều giảm số mol khí) → Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C, D sai vì khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất (chiều giảm số mol khí) → Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Cách 2:
Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là tổng số mol khí của các chất phản ứng nhỏ hơn tổng số mol khí của các chất sản phẩm.
Cho cân bằng trong bình kín: N2 (k) + 3H2 (k) $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ 2NH3 (k)
Khi tăng nhiệt độ thì số mol hỗn hợp khí tăng. Phát biểu đúng về cân bằng này là
Khi tăng nhiệt độ thì số mol hỗn hợp khí tăng => cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
=> Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt nhiệt hay phản ứng nghịch thu nhiệt.
Cho cân bằng sau trong một bình kín: CO2 (k) + H2 (k) $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ CO (k) + H2O (k) (∆H > 0)
Yếu tố không làm cân bằng trên chuyển dịch là
Áp suất chung của hệ: không làm cân bằng chuyển dịch vì tổng số mol khí không đổi.
Cân bằng bị chuyển dịch khi tăng hoặc giảm nồng độ của các chất => B, C làm chuyển dịch cân bằng
Nhiệt độ: làm chuyển dịch cân bằng vì phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.