Chọn khái niệm đúng về văn bản:
Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đọan.
Đáp án nào dưới đây không phải đặc điểm của văn bản?
* Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
Một văn bản được coi là văn bản văn học khi nào?
Một văn bản được coi là văn bản văn học khi nào?
- Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
- Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng
Cấu trúc của văn bản văn học bao gồm:
Văn bản văn học gồm 3 tầng lớp: ngôn từ, hình tượng và hàm nghĩa.
Văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học khi nào?
Văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc và tiếp nhận giá trị tiềm ẩn trong văn học; từ đó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, tình cảm con người.
Hình tượng trong văn bản sau là:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hình tượng hoa sen.
Hình tượng nghệ thuật trong văn bản dưới đây:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.
Hình tượng cành mai.
Để tiếp nhận văn bản văn học, chúng ta cần phải tìm hiểu tầng lớp nào đầu tiên?
tầng ngôn từ
tầng ngôn từ
tầng ngôn từ
Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản. Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc ở câu 3,4 là:
Nhà văn cần dành cho người đọc cơ hội tái tạo, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.
Nhà văn cần dành cho người đọc cơ hội tái tạo, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.
Nhà văn cần dành cho người đọc cơ hội tái tạo, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
Quan niệm của Chế Lan Viên nói lên quá trình từ văn bản văn hoc của nhà văn đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc: Nhà văn cần dành cho người đọc cơ hội tái tạo, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
những tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao)
Ý nghĩa của toàn bài thơ là:
Thời gian tàn phá tất cả mọi thứ, duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu có sức sống lâu dài
Thời gian tàn phá tất cả mọi thứ, duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu có sức sống lâu dài
Thời gian tàn phá tất cả mọi thứ, duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu có sức sống lâu dài
Ý nghĩa: Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài