Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
Từ Hán Việt là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
Từ có sử dụng từ Hán Việt là: Xã tắc (non sông, đất nước, quốc gia, dân tộc)
Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
“tân binh” là người lính mới nhập ngũ, thành viên mới tham gia vào đội nhóm.
Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?
"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."
(Tố Hữu)
Hai câu thơ trên có 5 từ Hán Việt:
- Tổ quốc: Đất nước của tổ tiên (xây dựng, bảo vệ và để lại).
- Giang sơn: Núi sông. Chỉ đất nước.
- Hùng vĩ: To lớn mạnh mẽ ( nói về cảnh vật).
- Anh hùng: Người tài giỏi hơn đời làm được việc lớn.
- Thế kỉ: Khoảng thời gian một trăm năm.
Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
Dòng đáp án chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau là: Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
Đáp án nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập Hán Việt
- Các từ Hán Việt là từ ghép đẳng lập gồm:
+ Xã tắc: Thần đất và thần lúa — Chỗ đất để cúng tế thần đất và thần lúa. Sau chỉ đất nước.
+ Sơn thuỷ: Núi và sông. Chỉ cảnh đẹp thiên nhiên.
+ Giang sơn: Núi và sông.Chỉ đất nước.
- “Đất nước” là từ ghép đẳng lập nhưng đây là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt.
=> Đáp án không phải từ ghép đẳng lập Hán Việt là: Đất nước
Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- Thiên lí: Lẽ trời, mà con người phải tuân theo.
- Thiên hạ: Dưới trời. Chỉ mọi người ở đời.
- Thiên thanh: Màu xanh da trời
- Thiên kiến: Cái nghĩ lệch lạc, không công bằng.
=> Chữ “thiên” không có nghĩa là “trời” trong từ: Thiên kiến
Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- Gia vị: Thêm vào cho ngon miệng
- Gia tăng: Thêm lên
- Tham gia: Góp mặt thêm vào với người khác.
- Gia sản: Của cải trong nhà.
=> Từ “gia” trong gia đình có nghĩa là nhà. Như vậy, từ có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình là: Gia sản
Xác định từ Hán Việt trong câu sau:
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
- Sọ Dừa: Tên người, từ thuần Việt
- Cỗ bàn: Danh từ chỉ sự vật, là cỗ, mâm cỗ (nói khái quát), từ thuần Việt
- Gia nhân: Người trong nhà — Đầy tớ trong nhà, từ Hán Việt
- Tấp nập: tính từ, chỉ việc có rất nhiều người cùng qua lại, hoạt động không ngớt.
=> Từ Hán Việt trong câu trên là: Gia nhân