Nội dung sau về câu thơ mở đầu của bài thơ Tự tình, đúng hay sai?
“Câu thơ mở đầu đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng”
- Đúng
- Câu thơ mở đầu đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Chọn đáp án đúng, sai
“Từ “hồng nhan” trong bài thơ chỉ người phụ nữ đẹp, được hưởng hạnh phúc trong nhung lụa”
- Sai
- “Hồng nhan” theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh nghĩa là “má hồng - người con gái đẹp”. Nhưng trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII – đều thế kỉ XIX, “hồng nhan thường đi với bạc mệnh – “hồng nhan bạc mệnh” để nói về sự bất hạnh của những phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến bất công.
Trong bài Tự tình của Hồ Xuân Hương, từ “hồng nhan” còn gợi ra sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nó diễn tả nỗi niềm chua xót, cay đắng, than thân trách phận của người phụ nữ tài sắc Hồ Xuân Hương phải nhận những mối tình tầm thường, không xứng đáng.
Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng
Từ “trơ” trong câu thơ “Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:
Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.
Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình:
D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình
F. Xuân Hương hai lần làm lẽ
D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình
F. Xuân Hương hai lần làm lẽ
D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình
F. Xuân Hương hai lần làm lẽ
- Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
- Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
“ Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người”
- Đúng
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc “xiên ngang mặt đất”, đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”.
=> Sự phản kháng.
Hai câu luận trong bài thơ Tự tình II sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?
Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) đã làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng mãnh liệt với tạp hóa.
Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:
Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.
Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?
- Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp hơn.
=> Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải xa lạ.
Đọc bài thơ Tự tình II, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.