Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
Cả hai đáp án trên đều đúng
Cả hai đáp án trên đều đúng
Cả hai đáp án trên đều đúng
Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta bởi:
- Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
- Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
Nội dung sau về Ra-ma đúng hay sai?
“Giữa hoàn cảnh phải lựa chọn tình yêu hay danh dự, Ra-ma đã quyết định lựa chọn danh dự.”
- Đúng
- Giữa hoàn cảnh phải lựa chọn tình yêu hay danh dự, Ra-ma đã quyết định lựa chọn danh dự mà ruồng bỏ người vợ của mình.
Xi-ta còn có tên gọi khác là gì?
Xi-ta còn có tên gọi khác là Gia-na-ki, gọi theo tên nhà vua Gia-na-ka.
Theo tuyên bố của Ra-ma, chàng tiêu diệt quỷ vương để cứu Xi-ta vì lí do gì?
Ra-ma nhấn mạnh mục đích tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na vì danh dự, phẩm giá của bản thân và dòng họ bị xúc phạm.
Trước những lời buộc tội nặng nề của Ra-ma trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, Xi-ta đã có quyết định như thế nào?
Trước những lời buộc tội nặng nề của Ra-ma trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, Xi-ta quyết định bước lên giàn lửa thiêu.
Tại sao Xi-ta lại quyết định bước lên giàn lửa thiêu?
Xi-ta bước lên giàn lửa thiêu, nàng muốn mượn nghi lễ linh thiêng nhất để chứng minh cho lòng trong trắng và sự thủy chung của mình.
Tên quỷ vương đã bắt cóc Xi-ta là ai?
Qủy vương Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka.
Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người. Công chúng đó bao gồm những ai?
Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người, bao gồm:
- Anh em, bạn hữu của Ra-ma
- Đội quân loài khỉ Va-na-ra
- Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa
Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Ra-ma nói với Xi-ta là những lời lẽ như thế nào?
Lời lẽ lạnh lùng, xa cách của Ra-ma đối với Xi-ta, xưng hô là ta – phu nhân cao quý.
=> Cách xưng hô trịnh trọng, oai nghiêm của vị quân vương nhưng thiếu yêu thương, thân mật như lẽ thường.
Đoạn trích Ra-ma buộc tội phản ánh xung đột nào sau đây?
Đoạn trích Ra-ma buộc tội phản ánh xung đột giữa tình yêu với danh dự, bổn phận của Ra-ma.
Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Ra-ma:
Câu nói thể hiện động cơ chiến đấu của Ra-ma: Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta.
Ý đồ của tác giả khi miêu tả đậm nét sự ghen tuông của Ra-ma?
- Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn mang những nét đặc điểm, tính cách của một con người trần tục: ghen tuông, ích kỉ.
Chi tiết nào miêu tả trạng thái của Ra-ma khi chứng kiến Xi-ta chuẩn bị bước lên giàn thiêu?
Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, Ra-ma câm lặng, không nói “mắt dán xuống đất; nom chàng khủng khiếp như thần chết”
=> Tâm lí phức tạp, giằng xé
Chi tiết nào miêu tả tâm trạng của Xi-ta trước những lời buộc tội của Ra-ma?
Trước những lời cáo buộc của Ra-ma, Xi-ta đau đớn, tủi nhục “đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”.
Trong lời tự thanh minh, Xi-ta không nói những gì?
Xi-ta dùng lời lẽ đúng mực để thanh minh cho mình:
- Đem tư cách, danh dự để đảm bảo
- Nàng lên án những lời lẽ gay gắt, hồ đồ, thô bạo của Ra - ma đối với nàng, xem đó là lời của “một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”
- Nàng nhấn mạnh nguồn gốc của bản thân và gợi lại lí do Ra-ma cưới mình vì tự nguyện và vì tình yêu.