Nguyễn Tuân sinh và mất năm nào?
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910, mất ngày 28 tháng 7 năm 1987
Đâu là quê hương của Nguyễn Tuân?
Nguyễn Tuân quê ở quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nguyễn Tuân đã đạt được giải thưởng nào?
Nguyễn Tuân được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Tuân?
Tác phẩm không phải của Nguyễn Tuân là Mùa lá rụng trong vườn. Đây là một tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng.
Ý nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là:
- Tài hoa uyên bác
- Trước cách mạng tháng Tám có thể thâu tóm trong một chữ ngông
- Ông đi tìm cái đẹp của người xưa còn sót lại và gọi chúng là “Vang bóng một thời”
Nguyễn Tuân từng giữ chức vụ nào sau đây?
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân từng phải đi tù vì lý do nào sau đây?
Nguyễn Tuân từng phải ngồi tù vì qua Thái Lan mà không có giấy phép.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép.
Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn vào khoảng thời gian nào?
Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình, Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút khoảng vào năm 1935
Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?
Nguyễn Tuân viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.
Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc gói gọn trong một chữ "ngông".