Phân tích chi tiết Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Màu sắc không gian trong bài thơ hai-cư của Ba-sô được khắc họa như thế nào?
Không gian của bài thơ chuyển dần sang màu đen vì buổi chiều thu đang buông xuống.
Thơ hai-cư có đặc điểm để các sự vật nương theo tự nhiên, đây là tinh thần?
Mạch thơ như dòng chảy tự nhiên nương theo tự nhiên mà hình thành. Đây là tinh thần thiền trong thơ hai-cư.
Câu thơ “Ôi hoa triêu nhan” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
Câu thơ “Ôi hoa triêu nhan” thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, hân hoan của nhà thơ
Các hình ảnh trung tâm trong ba bài thơ hai-cư có điểm gì chung?
Các hình ảnh trung tâm của ba bài thơ là con quạ, con ốc, dây gàu và hoa triêu nhan. Đây đều là những hình ảnh bình dị, gần gũi, đời thường, quen thuộc.
Hai câu thơ đầu tiên của bài thơ hai-cư (Ba-sô) nhắc đến hình ảnh nào? Gợi ra những cảm nhận nào?
Cành khô – gợi sự tàn lụi, chim quạ – gợi nên vẻ cô quạnh
Từ chùm thơ hai-cư, theo em, để nắm bắt được những khoảnh khắc nhỏ bé của đời sống cần những năng lực nào của người nghệ sĩ?
Để nắm bắt được những khoảnh khắc nhỏ bé của đời sống, người nghệ sĩ cần một tâm hồn tinh tế và khả năng sống trọn vẹn với hiện tại.
Dây gàu vương hoa bên giếng trong bài thơ hai-cư của Chi-ô gợi ra cảm nhận gì?
Dây gàu vương hoa bên giếng gợi ra cảm nhận về cái thanh nhã và cái thô mộc quấn quýt, khác biệt nhưng hài hòa.
Xét về mặt cấu tạo, câu thơ “Chậm rì, chậm rì” (Ít-sa) thuộc kiểu câu gì?
Xét về mặt cấu tạo, câu thơ “Chậm rì, chậm rì” (Ít-sa) thuộc kiểu câu đặc biệt.
Câu thơ “Kìa con ốc nhỏ” bộc lộ cảm xúc gì của tác giả?
Câu thơ trên thể hiện sự thích thú của tác giả khi phát hiện ra chú ốc con.
Hình ảnh con ốc nhỏ trèo lên núi Fugi gửi đến bài học gì?
Hình ảnh con ốc nhỏ trèo lên núi Fugi gửi đến bài học về sự kiên trì trong cuộc sống.