Tìm hiểu chung Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả nào?
Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ
Đáp án cần chọn là: D
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ tác phẩm nào?
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ Truyền kì mạn lục
Đáp án cần chọn là: B
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?
- Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm 20 truyện:
1. Câu chuyện ở đền Hạng vương (Hạng vương từ ký)
2. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)
3. Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện)
4. Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục)
5. Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây (Tây viên kỳ ngộ ký)
6. Chuyện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng lục)
7. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị (Đào Thị nghiệp oan ký)
8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục)
9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục)
10. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)
11. Chuyện yêu quái ở Xương Giang (Xương Giang yêu quái lục)
12. Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục)
13. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục)
14. Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện)
15. Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký)
16. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện)
17. Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện)
18. Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện)
19. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký)
20. Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục)
Đáp án cần chọn là: C
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại nào?
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại truyền kì.
Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, truyền kì hoang đường. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc. Mặc dù dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác nhưng Truyền kì mạn lục vẫn mang đậm chất hiện thực, phản ánh được khát vọng, phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt Nam cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI
Đáp án cần chọn là: A
Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là:
Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là: Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền.
Đáp án cần chọn là: C
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian
Đáp án cần chọn là: A
Định nghĩa nào đúng với “chức Phán sự” trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?
Chức Phán sự ở đây là chức quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án.
Đáp án cần chọn là: A
Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền.
Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?
Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả hành động một cách trực tiếp. Hành động đốt đền là lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.
Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt.
Qua hành động đốt đền của nhân vật Ngô Tử Văn, tác phẩm nhằm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.
=> Như vậy, đáp án nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy là tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc
Đáp án cần chọn là: C
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ phản ánh điều gì?
Truyền kì mạn lục phản ánh:
- Hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những điều tối tăm, góc khuất mà tác giả muốn vạch trần, tố cáo
- Số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ
- Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt
Đáp án cần chọn là: D
Trong văn học Việt Nam, cho đến thế kỉ XVI có hai tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại truyền kì là:
-Trong văn học Việt Nam, cho đến thế kỉ XVI có hai tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại truyền kì là: Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ) và Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông).
Đáp án cần chọn là: C