Phân tích chi tiết Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:
- Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục:
+ Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối
+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp.
Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:
Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục và thể hiện chủ đề tác
phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi cái ác bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?
Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:
- Là người có "tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp". Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao
còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người.
- "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm"
- "Có được chữ ông Huấn là có được vật báu ở trên đời"
=> Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: Kính trọng những con người tài hoa, tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì?
"Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".
Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao:
- Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
- Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
=> Cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người.
Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?
Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang:
- Qua chi tiết dỗ gông. Tên lính giải áp tù đe dọa. Huấn Cao không để tâm, vẫn lạnh lùng thúc mạnh mũi gông xuống nền đá. Trong mắt Huấn Cao, hắn chỉ là
tên tiểu lại giữ tù, tỏ ý coi thường.
- Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, không sợ hãi những âm mưu nào đó sau hành động biệt đãi của quản ngục
Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?
Thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục:
- Khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân, tỏ ra khinh biệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà
ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”
- Khi nhận ra tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm, tri kỉ
=> Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù?
Hình ảnh Nguyễn Tuân không dùng để miêu tả Huấn Cao là một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ
Cảnh cho chữ diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Thời gian cho chữ là vào đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?
Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Huấn Cao. Huấn Cao đánh giá về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục. Tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
“Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?
Cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, vì:
– Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù bẩn thỉu, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; cảnh diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).
– Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào kinh chịu án tử hình.
– Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ, cái đẹp của nghệ thuật thư pháp và tài hoa, thiên lương thăng hoa. Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến thắng cái thấp hèn.