Tìm hiểu chung Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt)
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
“Chữ bầu lên nhà thơ” là văn bản của ai?
“Chữ bầu lên nhà thơ” là văn bản của Lê Đạt.
Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” có xuất xứ từ đâu?
Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích trong Đối thoại với đời & thơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2011.
"Chữ bầu lên nhà thơ" được in lần đầu ở đâu?
"Chữ bầu lên nhà thơ" được in lần đầu ở báo Văn nghệ, số 34, năm 1994.
"Chữ bầu lên nhà thơ" thuộc thể loại gì?
"Chữ bầu lên nhà thơ" thuộc thể loại tiểu luận.
Tiểu luận "Chữ bầu lên nhà thơ" thể hiện quan niệm của tác giả về?
Tiểu luận "Chữ bầu lên nhà thơ" thể hiện quan niệm của tác giả về nghề thơ.
Nội dung sau thuộc phần nào của văn bản "Chữ bầu lên nhà thơ"?
Khái quát lại quan điểm về con đường thơ.
Nội dung trên thuộc phần 3 của văn bản.
Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, tác giả Lê Đạt khẳng định sáng tạo thơ ca là một nghề?
Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ; sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải nghiêm túc, miệt mài để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc.
Đâu không phải là nghệ thuật của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”?
Bút pháp gợi tả không phải là nghệ thuật của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”.
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là nghị luận.
Nhan đề “Chữ bầu lên nhà thơ” nghĩa là gì?
Nhan đề “Chữ bầu lên nhà thơ” khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ.