Thể loại truyền thuyết thuộc:
Thể loại truyền thuyết thuộc văn học dân gian.
Chọn khái niệm đúng về truyền thuyết:
Khái niệm: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân dối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử
Nội dung sau đúng hay sai?
“Nhân vật chính trong truyền thuyết là thần hoặc bán thần.”
- Sai
- Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần.
Truyền thuyết nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ trụ, loài người mang tính suy nguyên”.
Nội dung trên đúng hay sai?
- Sai
- Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ trụ, loài người mang tính suy nguyên. Truyền thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội.
“Cốt truyện và nhân vật của truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.”
Nội dung trên đúng hay sai?
- Đúng
- Đặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.
Kết thúc của truyền thuyết:
- Truyện truyền thuyết thường có kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử.
Ý nghĩa của truyền thuyết:
- Ý nghĩa của truyền thuyết:
+ Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc
+ Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
+ Về văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại truyền thuyết?
Truyện cổ tích Cậu bé thông minh
Tác phẩm nào dưới đây thuộc thể loại truyền thuyết?
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
Tác phẩm nào dưới đây không phải truyền thuyết Việt Nam?
Bạch Xà truyện là truyền thuyết Trung Quốc.