Hoàn thành cảm xúc chủ đạo của bài thơ Chiếc lá đầu tiên:
Cảm xúc mãnh liệt, xuyên suốt bài thơ là niềm (…) nhớ trường lớp, nhớ (…), là tình yêu tuổi (…).
Cảm xúc mãnh liệt, xuyên suốt bài thơ là niềm tha thiết nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, là tình yêu tuổi học trò trong sáng.
Loài hoa nào dưới đây xuất hiện trong khổ thơ đầu bài thơ Chiếc lá đầu tiên?
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
=> Hoa súng là loài hoa xuất hiện trong văn bản trên.
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Biện pháp tu từ ẩn dụ và nhân hóa thể hiện qua cụm từ "tiếng thở của thời gian" (chỉ sự trôi đi của thời gian mà chúng ta không để ý tới).
Xác định thành phần biệt lập có trong câu thơ sau:
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Câu thơ sử dụng thành phần tình thái (thể hiện qua từ “có lẽ”).
Đâu là những đại từ xưng hô của chủ thể trữ tình xuất hiện trong văn bản Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm?
Anh, tôi, ta là những đại từ xưng hô của chủ thể trữ tình xuất hiện trong văn bản Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm.
Tác dụng của đại từ “anh” trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm là gì?
Tác dụng của đại từ “anh” trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm là muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với "em".
Trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm, nỗi nhớ của chủ thể trữ tình dành cho trường, lớp, thầy cô, bạn bè gắn với hình ảnh nào?
Nỗi nhớ của chủ thể trữ tình dành cho trường, lớp, thầy cô, bạn bè gắn với hình ảnh lớp học, sân trường (thể hiện rõ trong khổ thơ thứ ba).
Việc trích dẫn những lời đối thoại trực tiếp ở khổ thơ sau có tác dụng gì?
“Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Việc trích dẫn những lời đối thoại trực tiếp ở khổ thơ thứ 5 có tác dụng làm sống động không khí vui tươi của tuổi học trò.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai khổ thơ sau là gì?
Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Hai khổ thơ cuối thể hiện sự ngậm ngùi, nuối tiếc về một thời đã qua.
Hình ảnh "chiếc lá đầu tiên" hiện lên ở cuối bài thơ cùng tên gợi lên điều gì?
- "Chiếc lá đầu tiên" có thể là tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cuộc hẹn hò đầu tiên, kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên, những bâng khuâng, lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò,...
- Những gì có tính chất "đầu tiên" thường ban sơ, trong trẻo.
=> "Chiếc lá đầu tiên" dù được hiểu với nghĩa nào thì hình ảnh "đầu tiên" đều gợi lên sự trong sáng và những cảm xúc khó quên.