Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?
Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là Trời và Đất
Đáp án cần chọn là: C
Dấu hiệu nào sau đây cho thấy truyện Thần trụ trời thuộc nhóm thần thoại suy nguyên?
Dấu hiệu cho thấy Thần Trụ Trời thuộc nhóm thần thoại suy nguyên là:
+ Nhân vật chính kể về thần Trụ Trời.
+ Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ.
+ Qua câu chuyện về cuộc đời của thần, truyện cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?
Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả là một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
Đáp án cần chọn là: B
Câu văn nào cho thấy thời gian được nhắc đến trong truyện Thần Trụ Trời?
“Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người” chính là thời gian được nhắc đến trong bài.
Đáp án cần chọn là: A
Điền vào chỗ trống để được hình dáng của vị thần trong văn bản Thần Trụ Trời:
Vị thần có hình dáng (…), (…) dài không thể tả xiết, (…) là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, ngẩng đầu là có thể đội trời lên.
Vị thần có hình dáng khổng lồ, chân dài không thể tả xiết, bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, ngẩng đầu là có thể đội trời lên.
Đáp án cần chọn là: D
Sự tưởng tượng thần Trụ Trời được hình thành dựa trên điều gì?
Sự tưởng tượng thần Trụ Trời được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của thần Trụ Trời đối với cuộc sống, đồng thời tác giả đã sử dụng yếu tố kỳ ảo trong văn hóa dân gian để lý giải quá trình tạo ra thế giới.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn dưới đây:
Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
(Thần Trụ Trời)
Biện pháp hoán dụ và so sánh đã được sử dụng trong câu văn trên:
- So sánh: Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
- Hoán dụ: chân trời.
Cách lí giải thế giới trong truyện “Thần Trụ Trời” thể hiện điều gì?
Cách lí giải thế giới trong truyện “Thần Trụ Trời” giúp gìn giữ được nét văn hóa cổ xưa trong dân gian Việt Nam.
Theo văn bản Thần Trụ Trời, sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì điều gì xảy ra?
Theo văn bản Thần Trụ Trời, sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì các thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên thế gian.
Điền vào chỗ trống để được câu hát trong văn bản Thần Trụ Trời:
Ông Đếm cát
Ông (…)
Ông Kể sao
Ông Đào sông
Ông (…)
Ông (…)
Ông Trụ Trời.
(Thần Trụ Trời)
Khổ thơ đầy đủ:
Ông Đếm cát
Ông Tát bể
Ông Kể sao
Ông Đào sông
Ông Trồng cây
Ông Xây rú
Ông Trụ Trời.
(Thần Trụ Trời)
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn nội dung sau?
Việc sử dụng các yếu tố bất ngờ trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la cho thấy luôn luôn có những (…) bất ngờ xảy ra trên hành trình vượt biển trở về quê hương của Ô-đi-xê. Tất cả đều là thử thách cho thấy (…), tính cách của người (…), sau chiến tranh thành Tơ-roa.
Việc sử dụng các yếu tố bất ngờ trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la cho thấy luôn luôn có những sự cố bất ngờ xảy ra trên hành trình vượt biển trở về quê hương của Ô-đi-xê. Tất cả đều là thử thách cho thấy bản lĩnh, tính cách của người anh hùng Hy Lạp, sau chiến tranh thành Tơ-roa.
Đáp án cần chọn là: C
Ai là người kể chuyện trong đoạn trích Gặp Ka-rip và Xi-la?
Ô-đi-xê là người kể chuyện trong đoạn trích Gặp Ka-rip và Xi-la.
Đáp án cần chọn là: A
Ka-ríp là quái vật như thế nào?
Ka-ríp là quái vật biển hung dữ, có nhiều đầu, chặt đầu này sẽ mọc ngay đầu khác.
Đáp án cần chọn là: B
Xi-la là quái vật biển thế nào?
Xi-la là quái vật biển hung ác có nhiều đầu, nhiều tay chuyên rình bắt ăn thịt các tay chèo.
Đáp án cần chọn là: D
Điền vào chỗ trống để được nhận xét về không gian trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la:
Không gian sử thi ở đây được gắn liền với hình tượng thiên nhiên (…), đầy hiểm trở và thách thức, mở ra theo hướng những cuộc (…) gắn với kì tích của (…).
Không gian sử thi ở đây được gắn liền với hình tượng thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ, đầy hiểm trở và thách thức, mở ra theo hướng những cuộc phiêu lưu gắn với kì tích của người anh hùng.
Đáp án cần chọn là: D
Thời gian trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la có gì đặc biệt?
Thời gian trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la à thời gian thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng, gắn với xã hội cổ đại.
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Ô-đi-xê?
Rộng lượng, sẵn sàng tha thứ cho những ai làm hại mình không phải là phẩm chất của Ô-đi-xê.
Chi tiết nào chứng minh Ô-đi-xê biết cách động viên đồng đội hợp lực vượt qua hiểm nguy?
Khích lệ lòng can đảm của các thủy thủ khi sắp sa vào cạm bẫy của Ka-ríp và Xi-la bằng lời dịu ngọt à chi tiết chứng minh Ô-đi-xê biết cách động viên đồng đội hợp lực vượt qua hiểm nguy.
Chi tiết nào chứng minh Ô-đi-xê là người cẩn trọng, chu đáo, kiên định?
Dặn các thuyền viên hãy trói mình lại chặt hơn nữa nếu chàng bị dụ dỗ bởi tiếng hát của các nàng Xi-ren là chi tiết chứng minh Ô-đi-xê là người cẩn trọng, chu đáo, kiên định.
Qua hình tượng nhân vật Ô-đi-xê, tác giả sử thi đặc biệt đề cao điều gì?
Qua hình tượng nhân vật Ô-đi-xê, tác giả sử thi đặc biệt đề cao trí tuệ và sức mạnh của người anh hùng.