Bài ca dao “- Cưới nàng anh toan dẫn voi” được trình bày theo hình thức đối đáp. Đúng hay sai?
- Đúng
- Bài ca dao được trình bày theo hình thức đối đáp. Hình thức đối đáp là hình thức phổ biến trong ca dao, nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát dao duyên của trai gái.
Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn ... có giọng điệu như thế nào?
Giọng điệu: hài hước dí dỏm, đáng yêu.
Cách nói “dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò” trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” là cách nói như thế nào?
Cách nói phóng đại, khoa trương: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
=> Lối nói thường gặp trong ca dao, thể hiện ước muốn có được lễ vật sang trọng để với tình yêu của cô gái dành cho mình.
Thái độ của người con gái trước quyết định dẫn cưới bằng “con chuột béo” của chàng trai trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”
Thái độ của người con gái:
- “Lấy làm sang”: ý nhị, khiêm tốn
- “Nỡ nào em lại phá ngang”: Thông cảm, thấu hiểu cho hoàn cảnh của chàng trai
Người con gái trong bài ca dao “Cươi nàng anh toan dẫn voi…” đã thách cưới bằng thứ gì?
Cô gái thách cưới:
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” thể hiện điều gì?
Thông qua lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái đã cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của con người trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng. Đồng thời, bài ca dao ca ngợi tình nghĩa hơn của cải.
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
Đối tượng châm biếm trong bài ca dao trên là:
Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, tầm thường.
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao sau:
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
- Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập.
Hình ảnh “gánh hai hạt vừng” trong bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” là cách nói”
“Gánh hai hạt vừng” là cách nói cường điệu.
Trong những câu ca dao dưới đây, câu ca dao nào thể hiện quan niệm của nhân dân về đấng nam nhi?
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
Câu ca dao nào thể hiện quan niệm của nhân dân về đấng nam nhi:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên:
Nghệ thuật: tương phản giữa “chồng em” và “chồng người”.
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Đối tượng phê phán trong bài ca dao trên:
Bài ca dao phê phán, chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí.
Đối tượng phê phán trong bài ca dao: Lỗ mũi mười tám gánh lông…:
Bài ca dao phê phán người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao “Lỗ mũi mười tám gánh lông…”
Biện pháp nghệ thuật:
- Phóng đại
- Điệp cấu trúc câu: “Chồng yêu chồng bảo”
Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Phóng đại
- Chơi chữ
- Đối lập, tương phản