Huyền Đức là ai?
Huyền Đức: tức Lưu Bị.
Vì sao Lưu Bị phải nương náu trên đấy Tào?
Lưu Bị lúc này thế còn yếu, đang nương náu trên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời cơ để mưu đồ nghiệp lớn.
Để tránh việc bị Tào Tháo nghi ngờ, Lưu Bị đã làm gì khi phải nương nhờ nhà Tào Tháo?
Để tránh việc bị Tào Tháo nghi ngờ, Lưu Bị bèn làm một vườn rau sau nhà, ngày ngày vun xới.
Trong đoạn trích, hai lần Tào Tháo làm cho Lưu Bị giật mình. Đó là:
Hai lần Táo Tháo khiến Lưu Bị giật mình lo sợ, đó là:
- Lần 1: Khi Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ
- Lần 2: Khi Tào Tháo gọi Lưu Bị là anh hùng.
Chi tiết dưới đây là lời thoại của nhân vật nào?
“Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể”.
Tháo nói: Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể.
Giọng điệu của Tào Tháo như thế nào khi bác bỏ lần lượt những người mà Lưu Bị cho là anh hùng
Tào Tháo bác bỏ những nhân vật Lưu Bị cho là anh hùng với giọng coi thường, ngạo mạn.
Khi bất ngờ bị Tào Tháo gọi là anh hùng, Lưu Bị giật nảy mình, bất giác làm rơi thìa đũa. Lưu Bị đã hành xử như thế nào để tránh sự nghi ngờ của Tào Tháo?
Lưu Bị đã nhanh chóng cứu vãn tình hình bằng việc lợi dụng có tiếng sấm to, liền ung dung cúi đầu nhặt đũa và thìa, tỏ vẻ sợ sấm, lại dẫn cả chuyện Khổng Tử sợ sấm để Tào bỏ mối nghi ngờ.
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, Tào Tháo là nhân vật có tính cách như thế nào?
- Qua cách ứng xử của Tào Tháo, có thể thấy Tào Tháo là một kẻ gian hùng (đa nghi, nham hiểm). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo là một người rất thông mình, cơ trí.
- Việc gạt bỏ những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị nhắc đến cũng cho thấy sự chủ quan, đắc chí, coi thường người khác của Tào.
Lưu Bị trong đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” hiện lên là một người như thế nào?
Trong đoạn trích, Lưu Bị hiện lên là một người khôn ngoan, thận trọng, khéo léo, đồng thời cũng là kẻ am tường về các nhân vật anh hùng trong thời loạn lạc.
Quan niệm về người anh hùng của Lưu Bị như thế nào?
Người anh hùng hết lòng vì dân giúp nước, sẵn sàng xông pha cứu giúp những chố khốn khó, có ý chí làm vua, yên định muôn dân
Người anh hùng hết lòng vì dân giúp nước, sẵn sàng xông pha cứu giúp những chố khốn khó, có ý chí làm vua, yên định muôn dân
Người anh hùng hết lòng vì dân giúp nước, sẵn sàng xông pha cứu giúp những chố khốn khó, có ý chí làm vua, yên định muôn dân
Quan niệm về người anh hùng của Lưu Bị: Người anh hùng hết lòng vì dân giúp nước, sẵn sàng xông pha cứu giúp những chố khốn khó, có ý chí làm vua, yên định muôn dân.
Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo như thế nào?
Người anh hùng tài năng vượt bậc, có chí lớn mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt được cả trời đất
Người anh hùng tài năng vượt bậc, có chí lớn mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt được cả trời đất
Người anh hùng tài năng vượt bậc, có chí lớn mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt được cả trời đất
Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo: Người anh hùng tài năng vượt bậc, có chí lớn mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt được cả trời đất.