Phép ẩn dụ là:
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Đáp án nào dưới đây không phải phân loại của ẩn dụ:
Có 4 loại ẩn dụ:
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Phép hoán dụ là:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời diễn đạt.
Đáp án nào dưới đây không phải phân loại của hoán dụ?
Các hình thức hoán dụ:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
- Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
- Dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng
Văn bản dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Biện pháp hoán dụ: “Áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc.
Văn bản sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Hoán dụ (lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng).
- Một cây (số lượng cụ thể) biểu thi “ít cây”; Ba cây (số lượng cụ thể) biểu thị số lượng nhiều cây.
Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Ẩn dụ: “Người cha” chỉ Bác Hồ.
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hoán dụ: lấy một bộ phận để gọi toàn thể
- Bàn tay – một bộ phận con người, được dùng thay thế cho “người lao động” nói chung.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong văn bản trên thuộc loại ẩn dụ nào?
Ẩn dụ phẩm chất, “Mặt trời thứ nhất” là mặt trời của tự nhiên, “mặt trời thứ hai” chỉ Bác Hồ.
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?
Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Hoán dụ: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng (mười năm – thời gian trước mắt; trăm năm – thời gian lâu dài).
Văn bản dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Ẩn dụ: “cau thôn Đoài” và “trầu không thôn nào” chỉ người thôn Đoài và thôn Đông.
Văn bản dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đầu xanh có tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
Hoán dụ “đầu xanh, má hồng”
- “Đầu xanh”: tuổi trẻ, thanh niên,..
- “Má hồng”: người con gái đẹp, mĩ nhân, nàng Kiều,..
Văn bản dưới đây sử dụng phép điệp nào?
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ẩn dụ “thuyền” chỉ người con trai, “bến” chỉ người con gái.
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
(Tố Hữu)
- Hoán dụ: dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
- “Đổ máu” – dấu hiệu, thường được dùng thay cho “sự hi sinh, mất mát” nói chung. Trong bài tơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của “chiến tranh”.
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?
Chọn những đáp án đúng.
Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức): thắp – nở hoa
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng (ẩn dụ hình thức): lửa hồng – màu đỏ.