Bài giảng Các thao tác nghị luận

Câu 1 Trắc nghiệm

Thao tác được dùng với ý nghĩa nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Thao tác chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Câu 2 Trắc nghiệm

“Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận”

Khái niệm trên và thao tác nghị luận đúng hay sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:
Đúng
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:
Đúng
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:
Đúng

- Đúng

- Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

Câu 3 Trắc nghiệm

/.../ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

Câu 4 Trắc nghiệm

/…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

Từ thích hợp điền  vào chỗ chấm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

Câu 5 Trắc nghiệm

/…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

Câu 6 Trắc nghiệm

/…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng.

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng.

Câu 7 Trắc nghiệm

/…/ là làm rõ sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- So sánh là làm rõ sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

- So sánh gồm hai loại: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

Câu 8 Trắc nghiệm

Nội dung sau đúng hay sai?

“Mỗi văn bản chỉ được sử dụng duy nhất một thao tác nghị luận”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:
Sai
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:
Sai
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:
Sai

- Sai

- Trong một văn bản có thể sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận với nhau.

Câu 9 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

“Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Tôi lưu ý nhiều hơn đến hai yếu tố sau là giá trị và tầm nhìn. Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng.”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Thao tác phân tích.

Câu 10 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

“Ta thường nghe: Kẻ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỉ mình vì nước, đời nào không có?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Thao tác quy nạp, các dẫn chứng ở câu trước làm cho kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, càng có sức chinh phục mạnh mẽ đối với lí trí và tình cảm người nghe.

Câu 11 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn?

Trả lời rằng: Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thao tác  so sánh

Câu 12 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lậu.
Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tử Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng  có.

(Bình Ngô đại cáo)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tác giả đã chứng minh cho luận điểm “Nước đại Việt ta thực sự là một nước đọc lập, có chủ quyền , bằng cách chia luận điểm đó thành các mặt, rồi xem xét kĩ càng từng mặt.
- Có nền văn hiến  lâu đời
- Có núi sông, bờ cõi riêng

- Văn hoá, phong tục khác biệt
- Người anh hùng tài giỏi khiến Tổ quốc bao đời nay có thể làm một phương (các đế nhất phương) trường tồn trong lịch sử.

=> Thao tác  phân tích

Câu 13 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,…vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú.

(Võ Nguyên Giáp)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tác giả sử dụng thao tác phân tích, chia luận điểm thành những bộ phận nhỏ.

Câu 14 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

“Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn” trong lòng Thuý Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn. “Dầu chống trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”, bởi nàng chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. “Bàn hoàn” mang ý quanh quẩn, quấn quanh, lại thêm “những bàn hoàn” nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng đang hoàn toàn bế tắc.

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay, NXB Giáo dục, 2001)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tác giả sử dụng thao tác phân tích.

Câu 15 Trắc nghiệm

Văn bản dưới đây sử dụng thao tác nghị luận nào?

Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi ? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa !

(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, Sđd)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tác giả sử dụng thao tác nghị luận so sánh, so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với các quan niệm khác.