Uy-lít-xơ đã trở về quê hương sau bao nhiêu năm?
Uy-lít-xơ đã trở về quê hương sau 20 năm ròng rã xa cách.
Pê-nê-lốp có mối quan hệ như thế nào với Uy-lít-xơ?
Pê-nê-lốp là vợ của Uy-lít-xơ.
Tê-lê-mác có mối quan hệ như thế nào với Uy-lít-xơ?
- Tê-lê-mác là con trai của Uy-lít-xơ.
Uy-lít-xơ được coi là biểu tượng của vẻ đẹp:
- Uy-lít-xơ là biểu tượng của vẻ đẹp trí tuệ.
Vì sao Pê-nê-lốp đem chiếc giường để thử thách Uy-lít-xơ chứ không phải là vật khác?
Pê-nê-lốp dùng chiếc giường để thử thách Uy-lít-xơ bởi chiếc giường có bí mật chỉ hai người biết. Đồng thời, chiếc giường gắn liền tình nghĩa với người chồng xa cách hai mươi năm mà nàng luôn mong chờ.
Từ nào không có trong lời của Tê-lê-mác trách mẹ?
Tê-lê-mác trách mẹ khi không chịu nhận Uy-lit-xơ là chồng: Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn, và lòng mẹ độc ác quá chừng! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy.
Nhân vật Pê-nê-lốp luôn được nhắc đến với vẻ đẹp phẩm chất nào?
Pê-nê-lốp tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp, thận trọng, chung thủy,…
Chi tiết nào không miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp khi nhận ra Uy-lít-xơ?
Pê-nê-lốp nhận ra chồng: Nàng bủn rủn chân tay, nàng chạy lại, nước mắt chan hòa, ôm, hôn chồng, nói trong nước mắt và giải thích cho Uy-lít-xơ hiểu.
Chiếc giường trong đoạn trích có gì đặc biệt?
Chân giường được làm từ gốc cây ôliu lá dài.
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê nhận ra Uy-lít-xơ qua dấu hiệu nào?
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê nhận ra Uy-lít-xơ qua vết sẹo ở cổ chân. Bà thề thốt, dùng cả tính mạng của mình để chứng minh người đó chính là Uy-lít-xơ nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin.
Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
“Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi; Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.
Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mở rộng.
Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lít-xơ được so sánh với hình ảnh gì?
Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lít-xơ được so sánh với niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền sống sót trở về.
Tâm trạng, cảm xúc của Pê-nê-lốp khi gặp Uy-lít-xơ:
Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp Uy-lít-xơ:
- Nàng phân vân, không biết nên đứng xa hay đứng gần, nàng ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu
- Nàng sửng sốt, khi đăm đắm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng
- Phân vân cao độ, tâm trạng cực kì xúc động
Vì sao Pê-nê-lốp không tin Uy-lít-xơ đã trở về?
Pê-nê-lốp không tin chồng nàng đã trở về. Nàng cho rằng đó là một vị thần đã ra tay giúp đỡ còn chồng nàng đã chết nơi đất khách quê người lâu rồi.
Tâm trạng của Uy-lít-xơ như thế nào khi vợ chàng không chịu nhận chàng?
Uy-lít-xơ trách móc, hờn dỗi Pê-nê-lốp về việc nàng vẫn giữ nguyên thái độ nghi ngờ “Khốn khổ! Hẳn là các vị thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế”