Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
M → Mn+ + ne
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.
Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nối tiếp với một điện kế).
Thí nghiệm 2: Để 3 thanh hợp kim: Cu-Fe (1); Fe-C (2); Fe-Zn (3) trong không khí ẩm.
Từ Thí nghiệm 1, một bạn học sinh đã đưa ra các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chưa có bọt khí thoát ra tại bề mặt của hai thanh kim loại.
(2) Sau bước 3, kim điện kế quay chứng tỏ xuất hiện dòng điện.
(3) Trong dây dẫn, dòng electron di chuyển từ anot sang catot.
(4) Sau bước 3, bọt khí thoát ra ở cả hai điện cực kẽm và đồng.
(5) Sau bước 3, thanh đồng bị ăn mòn điện hóa đồng thời với sự tạo thành dòng điện.
Số phát biểu đúng là
(1) Sau bước 2, chưa có bọt khí thoát ra tại bề mặt của hai thanh kim loại.
⟹ Sai vì ngay lúc đầu Zn phản ứng với H2SO4 theo phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
(2) Sau bước 3, kim điện kế quay chứng tỏ xuất hiện dòng điện.
⟹ Đúng do có sự dịch chuyển electron trong dây dẫn
(3) Trong dây dẫn, dòng electron di chuyển từ anot sang catot.
⟹ Đúng
(4) Sau bước 3, bọt khí thoát ra ở cả hai điện cực kẽm và đồng.
⟹ Đúng
(5) Sau bước 3, thanh đồng bị ăn mòn điện hóa đồng thời với sự tạo thành dòng điện.
⟹ Sai, sau bước 3 thanh kẽm bị ăn mòn điện hóa
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
M → Mn+ + ne
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.
Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nối tiếp với một điện kế).
Thí nghiệm 2: Để 3 thanh hợp kim: Cu-Fe (1); Fe-C (2); Fe-Zn (3) trong không khí ẩm.
Trong Thí nghiệm 1, thanh kẽm và thanh đồng được nối với nhau bằng dây dẫn cùng nhúng trong dung dịch chất điện li tạo thành một cặp pin điện hóa. Quá trình xảy ra tại anot của pin điện này là
Pin điện Zn - Cu cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li H2SO4 thì Zn đóng vai trò anot (-) còn Cu đóng vai trò catot (+). Các bán phản ứng xảy ra tại các cực là:
- Anot (-): Zn → Zn2+ + 2e
- Catot (+): 2H+ + 2e → H2
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
M → Mn+ + ne
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.
Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nối tiếp với một điện kế).
Thí nghiệm 2: Để 3 thanh hợp kim: Cu-Fe (1); Fe-C (2); Fe-Zn (3) trong không khí ẩm.
Trong Thí nghiệm 2, hợp kim có sắt bị ăn mòn là
Các hợp kim được đặt trong không khí ẩm nên đều bị ăn mòn điện hóa:
+ Cu-Fe (1) thì tính khử Fe > Cu nên Fe bị ăn mòn trước
+ Fe-C (2) thì tính khử Fe > C nên Fe bị ăn mòn trước
+ Fe-Zn (3) thì tính khử Fe < Zn nên Zn bị ăn mòn trước